Dịch vụ chăm sóc khách hàng “lỗ nặng” của ông lớn Game thiếu nhi Nhật – Nintendo
Nintendo là thương hiệu sản xuất Game Nhật nổi tiếng toàn cầu.
Cả những anh em như Wii, 3DS hay Switch vừa ra mắt gần đây đều trở thành “hiện tượng” trong một thời gian.
Và đối thủ truyền kiếp của hãng này, không ai khác ngoài Play Station. Với đối tượng chính là trẻ em, tuy nhiên những sản phẩm của Nintendo lại có giá bán khá cao so với mức sống của một số gia đình Nhật.
Cũng vì thế nhiều trẻ em khi nhận được món quà là sản phẩm Game của Nintendo từ bố mẹ đều nâng niu và xem đó như báu vật.
Thế mà, nhiều lần lỡ tay các em lại làm vỡ “báu vật” của mình.
Vì vậy trong vấn đề tiếp nhận sửa chữa, đòi hỏi bộ phân chăm sóc phải nhiệt tình hỗ trợ và “trấn an” các em rằng bảo bối của các em sẽ quay lại. Và đây là “sứ mệnh” mà đến nay, Nintendo đang làm rất tốt.
Chuyện là có rất nhiều bé thích “đánh dấu bản quyền” lên chiếc 3DS của mình. Vì thế, khi sửa chữa, nhiều người sẽ vô tâm và bỏ qua việc nâng niu miếng dán này. Thế nhưng những người thợ ở Nintendo lại khác, họ chăm chút và cẩn thận trong quá trình lắp ráp, để khi giao trả lại máy, các em biết đó chính xác là của mình.
Vậy trường hợp thay mới toàn bộ thì sao?
Liệu họ sẽ gỡ miếng dán cũ và dán lên chiếc máy mới cho các em?
Không đâu. Chính họ sẽ sản xuất những miếng dán hệt như cũ, rồi đính vào chiếc máy mới cũng ở vị trí như trước. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thật ra đây là quá trình tốn khá nhiều công sức.
Và bất ngờ rằng tất cả đều miễn phí!
Có lẽ đến giờ, chỉ có Nintendo là hãng Game duy nhất sẵn sàng “chịu lỗ” cho dịch vụ chăm sóc tận tình này.
Ngoài dịch vụ nổi tiếng trên, Nintendo còn có một giai thoại.
Trong một sự cố về bản quyền, Nintendo đã bị kiện vì đã vi phạm bằng sáng chế của một hãng Game lớn khác là Bandai. Chuyên sản xuất máy chơi Game cùng Robot Gundam nổi tiếng ở Odaiba.
Ngay khi phát hiện lỗi, chủ tịch Nintendo đã đến thẳng trụ sở của Bandai và cúi đầu xin lỗi. Trường hợp bị kiện như thế này, Nintendo có khả năng phải ra hầu toà và đóng phạt một khoản kha khá. Đây là việc thường xuyên xảy ra với hai ông lớn ngành điện thoại thông minh Apple và SamSung luôn cạnh tranh sát sao.
Lúc đến được văn phòng bên kia, chủ tịch Nintendo mới đưa cho phía Bandai một mảnh giấy trắng cùng con tem nhỏ. Rồi cúi đầu:
“Chúng tôi đã sai rồi. Thật lòng xin lỗi”
Tờ giấy mà ngài chủ tịch đưa ra chính là cái giá để Bandai tha thứ cho Nintendo vụ lần này. Và câu trả lời của chủ tich Bandai là : 0 Yên.
“Việc kinh doanh xuất phát từ lòng tin giữa con người và con người”. Phía Bandai lên tiếng.
Quả là một thái độ ứng xử tuyệt vời giữa các nhà lãnh đạo.
Câu chuyện về dịch vụ sửa chữa miễn phí đã đề cập phía trên cũng vậy. Nâng niu những báu vật của bọn trẻ, đó là cách Nintendo truyền tải đi thông điệp về niềm tin.
Đây quả thật là một triết lý kinh doanh tuyệt vời và đáng để áp dụng trong nhiều trường hợp của cuộc sống.
Nguồn tham khảo: https://ameblo.jp/yasu-edoi/entry-11849853424.html
Kengo Abe
Nintendo Labo – phụ kiện trò chơi điện tử “chất” nhất từ trước đến nay được làm bằng… bìa cứng
Cậu bé viết thư cho Nintendo ngày nào gây sốc vì chơi trống “chất lừ”
Viết thư gửi tới Nintendo, cậu bé mù bất ngờ khi nhận được câu trả lời từ ông lớn game Nhật Bản