Bao nhiêu tiền để đổi lấy một cái tết đoàn viên ?

Hơn một thập kỷ trở lại đây, khi mà nguồn lao động trong nước dư thừa quá nhiều, trong khi đó, số may mắn có việc làm thì đồng tiền công hàng tháng không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Bởi cái đói, cái nghèo đeo bám nên không ít người Việt, chọn con đường xuất khẩu lao động để kiếm tìm cơ hội đổi đời.

Một trong những nước đón nhận người lao động Việt nhiều nhất có lẽ là Nhật Bản. Bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có văn hoá, khí hậu và trên hết là chế độ đãi ngộ.

Tuy rằng, trong những năm gần đây, có không ít câu chuyện không hay về lao động mang quốc tịch Việt. Nhưng những ngày năm mới này, tạm gác sang một bên những “dãi nắng dầm sương” trong công việc hàng ngày để nói về suy nghĩ, cảm xúc của nhiều “đứa con” xa xứ, liệu họ có “thèm” không, một cái tết đoàn viên với gia đình?

Nguồn: thegioidisan

Bạn có biết, Nhật Bản đã bỏ ăn tết theo âm lịch từ lâu. Thế nên theo luật, vào những ngày chuyển giao năm mới theo lịch âm, người Việt ở đây vẫn đi làm như những ngày thường.

Có lẽ, đó là một nỗi xót xa đối với người sinh sống lâu năm, huống chi những bạn trẻ mới rời quê hương, “chập chững” từng bước đầu tiên nơi xứ lạ. Đặc biệt, rời quê ngay những ngày cận tết, sẽ không tránh khỏi “chấn thương tâm lý”, hoang mang, nhớ nhà, mất cân bằng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức lao động khá nhiều.

“Nhớ nhà, nhớ quê” có lẽ là tâm trạng chung không phân biệt của tất thảy lao động Việt xa quê, Anh Trần Hà (quê Tiền Hải, Thái Bình) đang làm việc chế biến thực phẩm ở Miyagi từ 2016, nhưng cảm xúc mỗi độ xuân về vẫn vẹn nguyên như ngày đầu mới đặt chân đến.

Anh nói: “em nhớ gia đình, nhớ món ăn Việt, nhớ cái không khí bận rộn cuối năm lắm. Ở bên Nhật không có tết âm, thế nên những ngày này vẫn phải đi làm bình thường. Tối về mấy anh em tranh thủ đi mua những món ăn dân tộc để chuẩn bị cho tết. Tuy không được đầy đủ như ở nhà, nhưng anh em cũng luôn cố gắng giữ được nét đặc trưng nhất của dân tộc: Có cành đào, có bánh chưng, bánh tét…”

Nguồn: banhchunghanhdao

Nguyễn Hải Anh Tuấn (Kumamoto) thì tâm sự: “Năm nào 29 tết cả nhà cũng làm tất niên, ở nhà vui lắm năm nay cả gia nhà từ nam ngoài bắc đủ cả. Nhưng năm nay, thiếu em”.

Thông thường, một số doanh nghiệp Nhật sẽ tạo điều kiện để nhân viên tụ họp đón tết, hoặc cho lao động nghỉ hai ngày, trong thời gian đó, họ cùng chung nhau lại. Nơi xứ người, không còn phân biệt vùng miền nữa, chỉ còn hai tiếng “Việt Nam”. Cũng có bánh chưng, cây nêu và những món ăn cổ truyền đậm hương vị Việt.

Sau cùng là những lời chúc năm mới sức khoẻ, nhiều may mắn, họ không quên động viên, an ủi nhau vượt qua khó khăn khi sống xa quê. Có lẽ vì thế, tết nơi xứ người của lao động Việt đỡ cô quạnh, đâu đó vẫn thấy hương vị quê nhà.

Nguồn: laodongnhatban

Ngày 3 tháng 2 vừa qua, một hoạt động thường niên được tổ chức, đó là Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức đón Tết Mậu Tuất cùng cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Nhật. Năm nay, có thêm một số hoạt động như múa lân, viết thư pháp và biểu diễn của nhà hát Tuổi trẻ.

Nguồn:baomoi

Có thể, phải rời xa quê hương để mưu sinh là điều chẳng ai mong muốn. Đặc biệt khoảng thời gian ấy chẳng phải ngắn, lại đúng dịp tết lễ, nên cảm giác tủi buồn chắc luôn canh cánh trong lòng.

Thế nhưng, những doanh nghiệp Nhật đã rất tâm lý, tạo điều kiện để lao động Việt có thể chung vui đón tết, an tâm làm việc, vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà.

Thiết nghĩ, kinh tế là điều tiên quyết trong cuộc sống, nhận thức được điều đó, nên mới có cảnh xa quê. Nhưng chắc chắn, những ngày này, sẽ có không ít người ao ước, giá được đánh đổi mọi thứ để xin một ít phút giây quây quần bên gia đình thân yêu.

Liệu bao nhiêu tiền để đổi lấy một phút đoàn viên?

Tham khảo: vifu

NT

Bác sĩ Nhật cảnh báo thực tập sinh Việt về nguy cơ nô lệ lao động

Chỉ một việc đơn giản, các doanh nghiệp Nhật đã xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng

Người Việt học gì từ người Nhật để tăng năng suất lao động

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: