Những bí mật về góc văn hóa ‘phi giới tính’ của giới trẻ Nhật Bản

Mặc dù phong trào nữ tính hóa nam giới vấp phải rất nhiều chỉ trích, nhưng lại tạo ra được sự thay đổi đáng kinh ngạc trong xã hội Nhật.

Jendaresu-kei

Trong con hẻm Harajuku, biểu tượng của tinh thần thời trang xứ sở Mặt Trời Mọc, xuất hiện ngày càng nhiều những chàng trai tự nhận mình là phi giới tính. Trang điểm chuyên nghiệp, tóc nhuộm xanh đỏ, vẽ lông mày đậm, thậm chí sặc sỡ, những chàng trai phi giới tính tự tin bước đi trên phố.

Những chàng trai ăn mặc sặc sỡ bánh bèo không phải là chuyện lạ ở Nhật Bản

Đã từ lâu, Harajuku trở thành sàn Catwalk cho các jendaresu-kei (những người theo phong cách phi giới tính). Đôi khi nữ giới có phong cách ăn mặc giống nam giới cũng được coi là ‘phi giới tính’. Tuy nhiên ở Nhật Bản, ‘jendaresu-kei’ thường dành để nói về những chàng trai thích ăn mặc giống con gái và hoàn toàn không hứng thú với những bộ Suit lịch lãm.

Theo Ryuchell, một nam người mẫu theo phong cách phi giới tính, các jendaresu-kei nam không bắt buộc phải là đồng tính nam hoặc người chuyển giới. Đối với anh, và những ai yêu thích phong cách này, nam giới không nhất thiết phải có vẻ ngoài nam tính.

Ryuchell (bên phải) và vợ

Vậy là trong trang phục sặc sỡ, với những chiếc mũ/ví hay móng tay kawaii (từ tiếng Nhật nói về sự dễ thương), các jendaresu-kei không chỉ đem đến một phong cách thời trang nam hoàn toàn mới mẻ, thậm chí gây chấn động, mà còn tạo ra sự thay đổi đột phá về vai trò của nam giới trong xã hội Nhật.

Văn hóa đa giới tính

Văn hóa truyền thống giới hạn cơ thể người vào hai loại giới tính rạch ròi: Nam giới hoặc Nữ giới. Nhờ y khoa tiến bộ, giới tính trở nên dễ thay đổi. Nhưng thật ra, xã hội Nhật Bản vốn đã xuất hiện sự đa dạng giới tính và truyền thống xóa nhòa các ranh giới giới tính từ rất lâu rồi. Jendaresu-kei chính là tiếp nối từ truyền thống này.

Nam giống nữ và nữ giống nam được coi là ‘chuyện thường ở huyện’ trong văn hóa Nhật Bản, đặc biệt phổ biến tại các buổi lễ hoặc các buổi biểu diễn nghệ thuật. Loại hình văn hóa này thậm chí còn lan ra ngoài thế giới. Có thể kể đến như onnagata (nam đóng giả nữ ở nhà hát kịch Kabuki) hoặc otokoyaku (nữ đóng giả nam ở nhà hát kịch Takarazuka Revue).

Ngoài ra, tại quốc gia này còn có hàng trăm câu lạc bộ cross-dressing (ăn mặc ngược giới tính), Elizabeth Club là một trong những câu lạc bộ như vậy, rất nổi tiếng ở Tokyo. Thành viên của câu lạc bộ thường là người trung niên, dân văn phòng, hoặc những người đàn ông có vẻ ngoài nam tính. Bước vào nơi đây, những quý ông thường ngày luôn lịch lãm chốn công sở sẽ ngay lập tức lột xác thành một cô nàng hết sức ‘bánh bèo’. Bên cạnh lý do để giải tỏa căng thẳng, còn rất nhiều lý do khác cho sở thích đặc biệt này, tùy vào từng cá nhân.

Xóa nhòa mọi ranh rới

Tuy nhiên những câu lạc bộ cross-dressing vẫn phải phụ thuộc vào quan niệm giới tính nam – nữ rạch ròi. Trong lịch sử Nhật Bản từng có rất nhiều người tiên phong xóa nhòa ranh giới nam – nữ. 100 năm trước, những cô nàng Tây phương hóa (hay còn được gọi là ‘moga’) cắt tóc ngắn cũn cỡn, mặc quần culottes, đi lại trên phố khiến nhiều người khó chịu. Tại thời điểm đó, mọi phụ nữ đều mặc kimono khi ra ngoài đường.

Các moga từ 100 năm trước

Các moga luôn bị cười nhạo và chỉ trích. Bởi vì nếu phụ nữ trở nên nam tính, thì cũng có nghĩa là nam giới sẽ trở nên nữ tính. Điều này là mối nguy hiểm trong xã hội Nam trị Nhật Bản.

Ngày nay, các moga, những người từ chối kimono hay những búi tóc truyền thống, cũng tự nhận mình là ‘phi giới tính’.

Tương tự, các jendaresu-kei nam giới thời hiện đại cũng có những người tiên phong từ đầu thế kỷ 20.

Phía phê bình thường nhạo báng các jendaresu-kei nam với khuôn mặt bự phấn, không bao giờ thiếu những chiếc khăn tay thơm ngát là dành nhiều thời gian làm đẹp hơn phụ nữ. Vẻ đẹp không tuổi của các chàng trai này thường xuyên được ca ngợi trên các tạp chí, nhưng đồng thời cũng trở là tâm điểm bị chỉ trích, bởi vì giới tính không rõ ràng và xu hướng tình dục khiến các jendaresu-kei thu hút cả nam giới và nữ giới mọi lứa tuổi.

Gần đây, những chàng trai trẻ không thích ăn mặc nam tính thường bị gọi là đàn ông ăn cỏ’, ám chỉ việc họ chỉ coi nữ giới như bạn bè chứ không phải đối tượng tình dục. Các học giả bảo thủ còn gọi những người này là ‘đồ hèn nhát không đang mặt đàn ông’.

Các jendaresu-kei thường bị chế giễu là ‘đàn ông ăn cỏ’

Thay đổi quan niệm cũ


Phong cách phi giới tính đối với đàn ông Nhật giờ không chỉ giới hạn trong con hẻm Harajuku nữa.

Rất nhiều đàn ông Nhật vẫn mặc những bộ suit lịch lãm đến văn phòng mỗi ngày, nhưng đã dám phá vỡ thói quen cũ và ngày càng dành nhiều thời gian ở nhà để chơi với con. Kết quả này còn có công lớn của Fathering Japan, một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích đàn ông Nhật tham gia nhiều hơn vào quá trình nuôi dạy con cái.

Tổ chức này ngày càng phát triển và đã giúp xóa mờ những ấn tượng xấu về một người đàn ông của gia đình. Gần đây, truyền thông cũng ít chỉ trích phong cách phi giới tính hơn.

Chưa biết phong trào đàn ông nữ giới hóa có thể gây ra tổn thất gì, những trước mắt thì những đứa trẻ Nhật sẽ là người hưởng lợi đầu tiên.

 

Theo Cat (Baodatviet.vn)
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: