Học cách ngụy biện lý do đi học trễ thuyết phục như học sinh Nhật

“Đi học trễ” là “tai nạn” mà bất kỳ ai trong cuộc đời học sinh cũng từng mắc phải. Trễ vì dậy muộn, vì đau bụng giữa đường, vì xe hỏng…có muôn vàn lý do được các em đưa ra. Tuy nhiên bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật, bao nhiêu phần là nguỵ biện có lẽ chỉ có chính học sinh đó là người rõ nhất. Tuy nhiên, nếu là một người không khéo nói dối, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn để che đậy bằng 100 lời nói dối khác.

Vì vậy, dưới đây là 3 cách Japo khuyên bạn nên dùng để đối phó với giáo viên khi đến muộn được góp nhặt từ kinh nghiệm của những học sinh trước Nhật đã “thôi” làm học sinh (không phải bị đuổi học đâu nhé).

Ảnh: ryouran.jp

1.Sức khoẻ

Sức khoẻ đột nhiên chuyển biến xấu không phải là điều có thể tiên liệu, vì vậy lý do liên quan đến cơ thể được học sinh Nhật sử dụng nhiều cũng không có gì là lạ.

Tuy nhiên nếu cứ mãi nói rằng mình không khoẻ thì khó lấy được lòng tin từ giáo viên. Vì vậy, các bạn nên nói cụ thể một chút căn bệnh của mình như:

+Uống nhầm thuốc lạ

+Đau bụng nên không thể nào rời khỏi nhà vệ sinh được

+Huyết áp thấp

2. Xe hỏng

Đây cũng là một trong số những trường hợp bất khả kháng mà dù thế nào giáo viên cũng khó xác nhận được. Tuy nhiên trước khi dùng đến nguỵ biện này, bạn nên biến bản thân trở nên nhếch nhác và bẩn đi một chút nhé. Để người lớn còn hiểu rằng bạn đã cố gắng đến trường nhanh nhất có thể trên chiếc xe đạp hỏng của mình.

3. Thẳng thắn nói thật

“Vì (thức khuya học bài) nên em ngủ quên rồi đi học trễ” – Đó chính là lời nguỵ biện phép màu, chỉ có tác dụng trong một lần và đặc biệt công hiệu với học sing gương mẫu. Vì chăm chỉ học mà ngủ trên bàn cho đến sáng, còn gì đáng khen hơn một học sinh như thế trong mắt giáo viên. Vì vậy, nếu chưa bao giờ dùng đến cách này, bạn nên thử một lần để vừa lấy lòng cô giáo, vừa được giảm nhẹ tội.

Ảnh: all-nationz.com

Dưới đây là mẫu tường trình lý do đi trễ của một số học sinh cấp 2. Có thể thấy, lý do sức khoẻ được đưa ra nhiều hàng đầu, sau đó đến ngủ quên…

Ngoài ra bên cạnh đó còn có vô vàn các lý do “bá đạo” được đưa ra.

Ảnh: jin115.com

Lúc 8:35 ngày 8/4 và 23/4: Thiếu chút nữa là kịp rồi…

->Có vẻ cảm xúc tiếc nuối và lý do đi trễ của học sinh này không ăn nhập gì mấy. Lại còn tận 2 lần.

Lúc 8:50 ngày 15/4: Lúc nhìn đồng hồ thì đã 8:33 rồi.

-> Vậy em đã làm gì cho đến 8:33 vậy?

Lúc 8:35 ngày 1/5: Nhân viên cửa hàng tiện lợi lề mề

-> Phải tính đến trường hợp như vậy rồi mới quyết đinh vào trong cửa hàng chứ.

Lúc 8:35 ngày 12/5: Vì gương bị vỡ nên em rất sốc

-> Thế thì liên quan gì…

Lúc 19:5 ngày 18/5: Vì con mèo leo lên ban công

-> Thế này thì càng không liên quan…

Lúc 8:48 ngày 18/6: Em không nghe thấy chuông

-> Ừm, đang ở nhà thì làm sao nghe được…

Lúc 8:35 ngày 30/6: Đi tắm

-> Ơ, thế thì bảo ngủ quên trong nhà tắm chắc thuyết phục hơn.

Lúc 10:10 : Em còn tưởng đang nghỉ hè

Lúc 8:50: Em bận xem tin tức

Lúc 8:40: Không có vớ để mang

Không biết khi nhìn thấy những nguỵ biện rõ mồn một như thế, giáo viên chủ nhiệm của chúng sẽ nghĩ gì vậy nhỉ?

**Chú ý**

Tuyệt đối không dùng những nguỵ biện sau đây, vì nguy cơ bị vạch trần rất cao:

  • Tàu đến trễ : phải có chứng nhận trễ tàu do nhân viên nhà ga cấp.
  • Chuông báo thức không reo: Tạo cho người nghe cảm giác không thật và thiếu cố gắng
  • Leo nhầm tàu: Cũng cần giấy chứng nhận do nhan viên nhà ga cấp
  • Quên đồ nên quay lại lấy: lỗi của bản thân lơ đãng
  • Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường: Làm việc tốt, đáng khen nhưng khó thông cảm
  • Sức khoẻ của ai đó trong nhà không tốt: Giáo viên có thể vờ gọi điện về hỏi thăm gia đình nên dễ bị lộ tẩy
  • Gặp tai nạn: Không cần bàn cãi, lý do này quá dễ bị phát hiện

Trên đây là 3 nguỵ biện được cho là thuyết phục nhất khi báo cáo lý do đi trễ của học sinh Nhật. Nếu chưa từng dùng qua, bạn nên thử một lần xem có hiệu quả không nhé. Và đừng quên 7 lý do cấm kỵ đừng dại dột động vào nhé.

Chee

Trường học Nhật Bản cho phép học sinh đập cửa sổ và đột nhập vào trường. Phải chăng xã hội đã loạn rồi?

Đằng sau vụ án “ép nhuộm tóc”-Đừng “hường hóa” môi trường học đường ở Nhật

Muôn kiểu quay cóp”bá đạo” có một không hai của học sinh Nhật

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: