“Không sớm nhận ra điều này thì chục năm tới, Việt Nam cũng khó văn minh như Nhật Bản”

Từ xưa đến nay, người Việt trong mắt người Nhật là một dân tộc cần cù, chăm chỉ và rất khéo léo. Tuy nhiên, có những thực trạng nhức nhối hằng ngày hằng giờ vẫn xảy ra, thậm chí đến người dân bản địa cũng thấy nhưng chỉ tặc lưỡi cho qua. Như : kẹt xe, vệ sinh an toàn thực phẩm, trộm cắp…

Nói thế không có nghĩa, toàn bộ hơn 92 triệu dân Việt Nam đều hành xử như vậy.

Rất nhiều người Nhật nhận thấy rằng, có một bộ phận lớp trẻ Việt Nam đang nhận thức được vấn đề của đất nước. Thế nhưng họ chưa biết cách để thay đổi, cũng như bắt đầu từ đâu. Và trong tương lai, nếu số lượng những hạt nhân như thế không tăng lên, thì Việt Nam sẽ mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt hậu mà thôi.

 

Ảnh: royal-co.net

Nói đến đây, chắc các bạn đã nhận ra thiết sót mà ”người Việt không sớm thì muộn phải tiếp thu”, điều tôi đã đề cập ở đề bài là gì phải không?

Vâng, đó chính là ĐẠO ĐỨC.

Người Nhật thường gọi Việt Nam là nước Nhật của 50 năm trước. Đúng vậy, hơn chục thập niên trước, người Nhật cũng chen chúc, xô bồ và bất chấp quy tắc. Thế nhưng, để trở thành một dân tộc văn minh và được cả thế giới ngưỡng mộ, Nhật Bản đã làm một điều thần kỳ.

Đó là thay đổi tư duy lối mòn và trau dồi đạo đức cho người dân, bắt đầu từ trẻ em.

Tại sao không phải người lớn mà lại là trẻ em?

Bởi uốn cây từ thuở còn non, giáo dục nhân cách luôn được ưu tiên ở cấp bậc nhỏ nhất. Còn với đối tượng người lớn, việc tiếp thu cái mới đôi khi bị hạn chế vì độ tuổi, và họ khó mà thay đổi suy nghĩ đã dai dẳng từ ngàn đời trước.

Một khi lớp trẻ được giáo dục nhân cách tốt lớn lên, chúng sẽ nuôi dưỡng và truyền đạt những tư tưởng tích cực cho con cháu. Từ đó mà Nhật Bản đã “tái tạo” được một thế hệ với những đức tính đặc trưng như: 思いやり(Omoiyari Biết nghĩ cho người khác), ルールを守る( Tuân thủ quy tắc) … và minh chứng cho thấy rõ điều đó là những kỳ tích về nước Nhật được thế giới ca ngợi hằng ngày.

Cũng như Nhật Bản, ở Việt Nam, đạo đức là môn học bắt buộc từ bậc tiểu học. Tuy nhiên, nhìn vào những bài học trên trang giấy mà so sánh với hiện thực ngoài xã hội, phải chăng, việc dạy đạo đức cho các em hiện nay chưa thật sự phát huy công dụng?

Ảnh: Pakutaso

Nếu là một người quan tâm đến nuôi dạy trẻ kiểu Nhật, bạn sẽ biết rằng học sinh tiểu học không phải trải qua bất kỳ cuộc thi nào. Việc duy nhất chúng phải làm là học chữ và học làm người. Ngoài các giờ học đạo đức chính thức trên lớp, chỉ cần bước vào trường nghĩa là các em đang rèn luyện nhân cách.
+Bước vào trường phải chào hỏi thầy giáo đứng ở cổng, chào bạn bè khi vào lớp.

+Nói cảm ơn khi được ai đó giúp và nhận lỗi nếu mắc sai lầm.

+ Trồng cây hoặc nuôi thú để biết yêu thương động vật.

+Tự phân công và chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp.

+Tương thân tương ái giúp đỡ bạn bè khi hoạn nạn, dễ thấy nhất là trong Đại hội thể thao hằng năm.

Đơn giản nhưng dễ nhớ hơn so với cách học thuộc lòng từng con chữ rồi hằng tuần lên bục trả bài phải không nào?

Nhận thấy lỗ hổng trong phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống, một người Nhật yêu mến Việt Nam – anh Haruki Kitaguchi đã thành lập trường dạy bóng đá để… dạy nhân cách cho các em nhỏ Việt nam.

Tuy bóng đá và nhân cách có vẻ là hai phạm trù không liên quan. Tuy nhiên, mô hình giáo dục lồng ghép như vậy không hề mới mẻ ở Nhật. Câu lạc bộ bóng đá Amitie là nơi các em được dạy để trở thành một công dân tốt và có ích, hơn là trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp.

Có dịp đến tận nơi xem các em luyện tập, tôi mới thấy rõ nhiệt huyết mà các thầy giáo truyền đạt đến học sinh của mình. Không chỉ là chạy trên sân cho đến khi toát mồ hôi hay phô diễn kỹ thuật bóng đá; trước mỗi buổi học các em phải tự tay chuẩn bị cặp táp, khăn lông và nước uống cho mình; đến lớp phải chào hỏi thầy cô to rõ và tự đánh dấu tên mình vào bảng điểm danh.

Hoặc trước khi tiến hành một nội dung bài học các thầy sẽ không đề cập đến mục đích, học ABC các em sẽ biết XYZ. Mà sau đó, thầy cô sẽ hỏi ý kiến các em và cuối cùng mới đưa ra kết luận.

Tất nhiên, bài viết chẳng mang tính chất so sánh hay ca ngợi thái quá về Nhật Bản, như một số bạn đang nghĩ. Thấy sai thì sửa, thấy điều hay thì tiếp thu. Thay đổi phương pháp dạy và học đạo đức rõ ràng là chuyện không sớm thì muộn, chúng ta phải bắt tay vào thực hiện. Nếu không muốn “đẹp mã” mà rỗng tuếch bên trong.

Hình ảnh luyện tập tại sân bóng đá ở quận Bình Thạnh khi chúng tôi đến tham quan:

*** Thông tin câu lạc bộ Amitie:

Số điện thoại:

+HCM: 028-7304-6889

+HN: 024-3232-1405

Địa điểm và học phí được đăng tải tại Website: https://amitie-sc.vn/

***Lưu ý: Phụ huynh sẽ được miễn hoàn toàn phí đăng ký (880.000 đồng) nếu có nguyện vọng đăng ký cho con em mình vào câu lạc bộ Amitie. Điều kiện rất đơn giản, hãy cho thầy phụ trách xem bài viết này của JAPO! 

Chee 

Khi ăn cắp trở thành một “nghề” ở Nhật, người Việt nghĩ gì?

Người Nhật chỉ hơn người Việt mỗi cái khẩu trang…

“Đá chéo sân” ngoạn mục, người Việt đã hiện thực hóa giấc mơ trên đất Nhật như thế nào?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: