Toa tàu dành riêng cho nữ có phải giải pháp cho nạn lạm dụng – hay đó chỉ là sự trốn tránh tạm thời?

Một nữ hành khách kể với người quản lý tàu rằng “Tôi cảm thấy ai đó đang cố chạm vào đùi mình”. Thế là người đàn ông đứng sau cô ta phải xin lỗi và bị bắt xuống tàu. Nữ hành khách yêu cầu bắt giữ người đàn ông để chất vấn với nhân viên nhà ga, tuy nhiên người này vùng chạy và ngã vào đường tàu đang chạy đến.

Sau đó anh ta đã được xác nhận chết trong bệnh viện.

Cái chết của người đàn ông này đã khiến cho cuộc tranh cãi về vấn đề “lạm dụng tình dục” ở Nhật càng thêm phần sôi nổi.

Ảnh YouTube

Chỉ vài ngày sau tai nạn tại ga Aobadai kể trên, một người đàn ông khác chết do bị buộc tội nắm tay phụ nữ khi đi tàu ở Tokyo. Sau khi bị tố cáo và chất vấn tại ga Ueno, anh ta trốn thoát và tự tử bằng cách nhảy từ tòa nhà có độ cao 200m xuống. (Theo Asahi Shimbun)

Đã có hơn 6 vụ tương tự diễn ra nội trong năm ngoái.

Trong những năm gần đây, ngành đường sắt Nhật Bản đã giới thiệu toa tàu riêng chỉ dành cho phụ nữ với nỗ lực loại trừ hành vi lạm dụng tình dục trên phương tiện công cộng. Toa tàu này được đưa vào hoạt động lần đầu tiên tại Tokyo vào năm 2001 với tiêu chí “bảo vệ phụ nữ khỏi những tên biến thái, say rượu và hành khách nam trên các chuyến tàu đông đúc”.

Mô hình này hiện nay đã xuất hiện khắp nước Nhật, chủ yếu vào buổi sáng hoặc các khung giờ cao điểm.

Ảnh Public Radio International

Tuy nhiên cách này không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Hầu hết các học sinh cấp 3 chia sẻ rằng đã có ký ức không hay hoặc trở thành nạn nhân trực tiếp của tệ nạn.

Với nạn lạm dụng, dư luận đa phần chỉa mũi giáo về đàn ông, thế nhưng những cái chết đáng tiếc kể trên đã chứng minh 1 điều: Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tệ nạn phức tạp này.

Gần đây trên Twitter đã xuất hiện một số ý kiến đứng về phía đàn ông – những người thường được xem là kẻ gây tội ác trong tệ nạn lạm dụng.

“Tại sao không thể có một toa tàu riêng cho nam – dành cho những người không muốn bị hiểu nhầm”.

“Đàn ông đang ngày càng sợ hãi việc bị kết tội oan, nếu cứ tiếp diễn, điều này sẽ hủy hoại sự phát triển của đất nước này. Tôi nghĩ các công ty đường sắt nên nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng toa tàu riêng cho nam nhanh nhất có thể. Dù rằng có những người luôn phản đối cho dù ý tưởng còn chưa được thực thi, thế nhưng tại sao lại không làm để giảm nỗi lo lắng cho cánh đàn ông tội nghiệp, sau đó hãy phân tích hiệu quả qua các dữ liệu thu thập sau?”

Quan niệm của những người yêu cầu toa riêng cho nam là : Vấn đề không chỉ là những người phụ nữ bị lạm dụng, cũng có trường hợp phụ nữ hiểu nhầm và tố cáo những người đàn ông vô tội.

Liệu đó có phải giải pháp?

Nếu một toa tàu riêng cho phụ nữ có thể khiến họ tránh bị lạm dụng, và một toa tàu riêng cho nam sẽ bảo vệ được những người đàn ông không muốn vướng phải hiểu lầm, vậy liệu xã hội Nhật Bản có nên tách rời nam nữ cho tất cả mọi dịch vụ không? Như vậy khái niệm cộng đồng liệu có còn ý nghĩa không?

Ảnh The Illustrated Empathy Gap

Giả sử trong tình huống bạn buộc phải sử dụng dịch vụ chung cho cả hai giới, và bạn bị lạm dụng. Hành động đổ lỗi cho việc không có dịch vụ riêng chẳng khác nào đổ lỗi cho việc bạn đã không tự tách bản thân ra khỏi cộng đồng của mình.

Vấn đề không phải là dịch vụ, vấn đề nằm ở thái độ của nạn nhân (cả những người bị lạm dụng và những người bị mắc oan).

Không phải những nạn nhân phụ nữ nào bị lạm dụng cũng đủ dũng khí tố cáo kẻ đã lạm dụng mình. Vấn đề bảo vệ những người đàn ông vô tội bị hàm oan chỉ khiến phụ nữ – những nạn nhân thật sự (bị ảnh hưởng cả về tâm lý lẫn thể xác) im lặng hơn mà thôi. Trong khi đó, nếu người đàn ông không làm việc đáng xấu hổ, anh ta chẳng việc gì phải bỏ chạy, hoảng hốt, hoặc tự sát.

Ảnh Daily Mirror

Ai cũng nói Nhật Bản là nơi an toàn, nhưng liệu có thực sự an toàn khi ở nơi ấy, tiếng nói của nạn nhân không được coi trọng?

Giải pháp duy nhất ở đây có lẽ là tạo nên một môi trường mà ở đó, nạn nhân không đứng trước những phán xét của xã hội mà có thể trình bày rõ ràng vấn đề của mình.

Nếu làm được như vậy, chính họ sẽ bảo vệ được bản thân khỏi bị lạm dụng hoặc hàm oan.

Những giải pháp khác như toa tàu riêng cho phụ nữ (hay cả đàn ông) có chăng cũng chỉ là tạm thời, một cách trốn tránh nhìn thẳng vào vấn đề của người Nhật mà thôi !

Tham khảo buzzfeed

 M.E.O

Người Nhật và sở thích dùng cơ thể để giao tiếp : Có thể bạn cũng đang lạm dụng?

Hỏi người Nhật : Hành động nào bị cho là “Lạm dụng tình dục” ?

Làm theo truyện tranh, lạm dụng tình dục 20 cô gái Nhật

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: