Sự thật đằng sau những cái chỉ tay bị cho là “ngớ ngẩn và xấu hổ” của người Nhật
Hệ thống đường sắt ở Nhật Bản đã tạo được uy tín xứng đáng với danh hiệu tốt nhất trên thế giới. Đó là mạng lưới rộng lớn giúp vận chuyển khoảng 12 tỷ hành khách mỗi năm và những cải tiến từ những điều nhỏ nhất. Chính điều này đã làm cho đường sắt Nhật Bản trở nên vô cùng chính xác về giờ giấc.
ảnh tham khảo Genk
Người lái tàu và nhân viên nhà ga đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cũng như hoạt động trơn tru của hệ thống đường sắt ở Nhật Bản. Một điều lý thú trong đó là sự vận dụng cử chỉ và giọng nói khi họ đang làm nhiệm vụ.
Mặc dù điều này có thể khiến khách du lịch không hiểu ngọn ngành chuyện gì xảy ra, nhưng những thứ dấu hiệu đặc biệt này được coi là một phương pháp an toàn nghiệp vụ, được gọi nôm na là chỉ và gọi.
ảnh tham khảo imgrum
Các nhân viên đường sắt ở Nhật Bản mang găng tay trắng trong bộ đồng phục luôn khéo léo chỉ ngón tay xuống nền sân ga và hô to mỗi khi có tàu đến hoặc rời ga. Những cử chỉ này cũng dễ dàng được bắt gặp trên boong tàu, đó là khi người lái tàu và điều khiển buồng máy thực hiện những hành động trên thường xuyên như việc sử dụng các phím số, nút, màn hình để điều khiển.
ảnh tham khảo J45 R西日本
Hành động chỉ tay và làm việc dựa trên nguyên tắc liên kết cử động vật lý của tay với âm thanh nhằm ngăn ngừa sai sót diễn ra được gọi theo tiếng Nhật là shisa kanko. Thay vì dựa vào đôi mắt và thói quen như những người lao động làm một mình, trong mỗi nhiệm vụ cụ thể, các nhân viên đường sắt được củng cố về sức khỏe và thính lực tốt nhất để đảm bảo sự chính xác trong công việc.
Trong bối cảnh phát triển của đường sắt, khi những người lái xe lửa muốn kiểm tra vận tốc của tàu, họ không chỉ lướt qua màn hình hiển thị. Thay vào đó, đồng hồ đo vận tốc sẽ được chỉ bằng ngón tay, với một thứ gọi là “kiểm tra vận tốc”, xác nhận tốc độ một cách chính xác nhờ hành động đang diễn ra.
ảnh tham khảo blogsyahoo
Đối với nhân viên nhà ga, cần phải chắc chắn rằng không có những mảnh vụn vỡ hay hành khách bị ngã trên đường ray. Vì lẽ đó, chỉ quan sát bằng mắt thường thôi chưa đủ. Thay vào đó, họ sẽ đi xuống đường và bắt đầu quét cánh tay của họ dọc theo nền đường ray, hướng ánh mắt theo đó cho tới khi mọi thứ đã được kiểm tra kĩ càng. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho tới khi tàu khởi hành, nhằm đảm bảo không có túi xách hoặc hành khách bị mắc kẹt từ cửa ra vào của tàu.
ảnh tham khảo Mirai
Qui tắc này được áp dụng cho nhiều ngành nghề ở Nhật Bản. Theo một nghiên cứu vào năm 1996, khi được phát triển bởi Văn phòng Quản lý đường sắt Kobe vào thời kỳ Meiji (đầu thế kỷ 20), việc chỉ-và-gọi như thế đã làm giảm tới 85% lỗi sai tại nơi làm việc.
Thật vậy, đây là một trong số rất nhiều mánh khóe mà những nơi làm việc của Nhật Bản sử dụng rất nhiều. Thậm chí một số người Nhật đã nói rằng những nhân viên phương Tây và người ngoại quốc cảm thấy “ngớ ngẩn và xấu hổ” khi thực hiện những cử chỉ đó.
ảnh tham khảo Profiler
Tuy nhiên đối với người Nhật, họ hiểu những lợi ích mang đến đằng sau hành động mà nhiều người cho là ngớ ngẫn đó, nên họ vẫn thực hiện mọi lúc mọi nơi, ngoài ra đó còn là một trong những qui tắc bắt buộc phải thực hiện của những nhân viên đường sắt ở đất nước Mặt trời mọc, nhằm mang đến sự an toàn cũng như giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể.
ảnh tham khảo PCLab
Không chỉ riêng trong nghành đường sắt mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày thì qui tắc này cũng được áp dụng dụng phổ biến, trước đây có một sếp người Nhật chỉ mình rằng “trước khi bước ra khỏi nhà hoặc phòng, hãy đứng lại chỉ tay vào mọi thứ 1 lần và gọi tên chúng (đèn điện, máy lạnh,ví , điện thoại…) điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc cũng như thời gian”, dường như bây giờ điều điều đó trở thành thói quen không thể bỏ đối với mình, nó quả thật rất đơn giản nhưng hữu ích.
Hải Âu
Làm “chuyện ấy” với nữ sinh tại nhà ga, cảnh sát Nhật bị sa thải