Một khái niệm hoàn toàn khác về “lòng tốt”, “xin lỗi”, “cảm ơn” ở Nhật – Liệu có nên học hỏi?

Trước khi đi vào vấn đề chính, hãy cùng đọc qua một câu chuyện về cuộc gặp gỡ của cặp vợ chồng Nhật Bản nọ với một vị khách người phương Tây.

Người vợ đang trên đường về nhà và nhận được cuộc gọi của vị khách báo rằng anh ta sẽ gặp cô tại trung tâm thương mại. Cô đồng ý và nhắn lại cô đang trên đường đến. Thế nhưng cuối cùng, người khách đến thẳng nhà cặp vợ chồng. Người chồng đón vị khách ở cổng và rất ngạc nhiên vì anh ta cho rằng khách sẽ gặp vợ mình tại trung tâm thương mại, sau đó cả hai mới về nhà.

Ảnh Activi TV

Người vợ không quá tức giận, cô chỉ cho rằng vị khách đó hơi “dễ dãi”. Cô nghĩ vị khách đã thay đổi ý định và quên mất việc thông báo lại với cô.

Thế nhưng người chồng không cho như vậy là đúng. Anh ta khuyên vợ mình nên kiểm tra lại thông tin của vị khách (anh ta ở cách trung tâm thương mại bao xa?, anh ta đi bằng phương tiện gì đến đó?) trước khi đồng ý. Anh chồng cũng nhấn mạnh rằng cô phải chắc chắn thông tin cuộc hẹn chứ không để bản thân bị động như vậy, vì đó chính là “lòng tốt”.

Gì vậy? Tại sao việc kiểm soát người khác để tránh lãng phí thời gian cho mình lại được xem là “lòng tốt”. Có gì đó sai sai trong khái niệm này thì phải?

Ảnh YouTube

Người chồng giải thích rằng đó là trách nhiệm của vợ khi xác nhận thông tin cuộc gặp gỡ một cách chính xác. Bằng cách này, sẽ chẳng có hiểu lầm nào xảy ra cả. Nhưng vì cô đã không làm thế, cô không thực sự “có tâm” với vị khách nói trên. Bởi vì chính vị khách là người bị bối rối, anh ta không thể chắc chắn hành động của mình có phù hợp hay không? Không được đổ lỗi cho vị khách trong trường hợp này, mà phải đối xử với anh ta bằng thái độ cảm thông. Đó chính là 優しさ (yasashisa) – khái niệm đúng đắn về lòng tốt.

Ảnh SAY-Uとは

Có vẻ khái niệm về “lòng tốt” ở Nhật hơi lạ so với quan niệm thông thường. Tôi tin rằng trường hợp tương tự cũng đã từng xảy ra với bạn, khi bạn hẹn ai đó mà cuối cùng người ấy lại không xuất hiện, hoặc thậm chí quên luôn buổi hẹn.

Lúc đó nhiều người sẽ nghĩ rằng tại vì người kia quá bận, hoặc tìm ra cái gì thú vị hơn để làm mà quên mất. Lòng tốt duy nhất mà bạn nghĩ ra khi đó là một cuộc gọi, tin nhắn từ người kia báo rằng họ sẽ không tới. Hoặc chí ít, hành động nhắn tin xin lỗi sau đó cũng là biểu hiện của lòng tốt.

Thế nhưng trong câu chuyện kể trên, ta thấy lòng tốt của người Nhật thể hiện ở việc gọi điện thoại xác nhận cuộc hẹn, liệu rằng người kia có thể đến được hay không?

Chỉ một cuộc hẹn đơn giản, mọi chuyện đều có thể trở nên thật phức tạp. Có cần thiết phải chơi cả trò chơi trí tuệ như vậy chỉ để gặp một người bạn?

Không chỉ về lòng tốt, suy nghĩ của họ về “Xin lỗi, cảm ơn” cũng khá khác so với phần còn lại của thế giới.

Ảnh nakakana.net

Người Nhật được biết đến với hình ảnh những người tử tế, tốt bụng. Thế nhưng gần đây, họ cũng bị phàn nàn rằng quá để tâm đến người khác, xin lỗi quá nhiều.

Nhiều người phương Tây, khác với người Nhật, nghĩ rằng xin lỗi là tốt, nhưng xin lỗi quá nhiều là phiền phức, và đó không phải “lòng tốt” mà họ mong đợi.

“Xin lỗi tôi sẽ dùng phòng tắm thật nhanh vì bạn cũng cần đi tắm”

“Xin lỗi, tôi cần lấy một ít nước”

“Xin lỗi, tôi cần mở tủ kính để lấy cái ly”

Có nhiều nhiều trường hợp, tình huống về lời xin lỗi của người Nhật.

Ảnh SAY-Uとは

Từ khi còn bé, trẻ em Nhật Bản đã được dạy cách sống hòa hợp, nghĩ cho người khác là không làm phiền người khác. Nếu người Nhật nghĩ rằng hành động, thái độ của họ làm người khác để tâm, họ sẽ nói “Gomen” (xin lỗi). Liệu lúc đó họ có thấy tội lỗi thật không? Cũng chưa hẳn, đó có thể chỉ là một quy tắc ứng xử.

Nếu bạn sợ hãi và không nói điều gì đó vì sợ làm phiền người khác, và thực sự đó mới chính là điều khiến người khác khó chịu, thì cũng coi như gây rắc rối. Để tránh những vấn đề như vậy, người Nhật luôn không quên nói câu xin lỗi.

Ảnh 笑うメディア クレイジー

Thế nhưng với một số nền văn hóa khác, xin lỗi cảm ơn quá nhiều cũng đủ khiến người khác phiền lòng, đặc biệt ở những mối quan hệ thân thiết.

Trong các trường hợp in đậm trên, liệu lời xin lỗi có thật sự cần thiết, hay chỉ khiến đối tượng của câu nói cảm thấy xa cách.

Thay vào đó, sao không nói

“Bạn chờ tôi tắm một chút nhé”

“Tôi lấy ít nước nhé !”

“Cẩn thận đầu bạn đấy, tôi sẽ mở tủ kính để lấy vài cái ly”

Trên quan điểm cá nhân, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe những lời này thay vì những lời nói trên.

Và tôi sẽ không cảm thấy được bất cứ lòng tốt nào từ người kia, dù cho họ xin lỗi rất nhiều lần. Thay vào đó, có cảm giác như bản thân đang làm phiền ngược lại họ.

Tất nhiên, văn hóa “xin lỗi, cảm ơn” của Nhật rất văn minh và đáng được học hỏi, trong một vài trường hợp. Đặc biệt đối với những cá nhân thường không biết xin lỗi một cách đúng đắn dù bản thân phạm lỗi.

Nhưng có thật sự cần thiết phải nói “Xin lỗi” khi rõ ràng bạn chẳng có lỗi gì?

Khi đó, việc nói “xin lỗi” có thật sự là lòng tốt, hay chỉ khiến xã hội này mệt mỏi thêm mà thôi !

 

M.E.O
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: