Chân dung người đàn ông Nhật “rải” thị thực nhập cảnh cứu 6.000 người Do Thái

Như các bạn đã biết, trong thời kỳ thế giới cuốn vào cuộc chiến đẫm máu mang tên thế chiến thứ 2, Nhật Bản, Đức và Ý là 3 liên minh quân sự hùng mạnh. Tuy cùng phe, nhưng Nhật Bản lại không hoàn toàn tin tưởng Đức, và đã gài một số thân tín trong nội vụ vào lãnh sự quán Nhật Bản tại các nước Bắc Âu.

Và Sugihara Chinue, một nhà ngoại giao 39 tuổi được chính phủ yêu cầu nhậm chức phó tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Kaunas, Litva (giáp Belarus về phía Đông Nam và giáp Ba Lan về phía Tây Nam). Mặt khác, ông cũng phải báo cáo nhất cử nhất động của “người bạn” Đức, một khi nước này lên kế hoạch xâm lược Liên Xô.

Năm 1940 tại Litva, phát xít Đức bấy giờ bắt đầu mạt sát người dân Do Thái trên toàn lãnh thổ. Theo ghi chép, có hơn 5.750.000 người trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng man rợ, chỉ vì mang danh người Do Thái.

Vì vậy để thoát khỏi cảnh hành hình, rất nhiều người Do Thái chạy đến các đại sứ quán các nước và xin cấp thị thực nhằm xuất cảnh khỏi Litva. Thế nhưng, chẳng có quốc gia nào đồng ý cấp cho họ. Trong số đó, cũng có hàng trăm người tị nạn Do Thái Ba Lan (người Do Thái đến từ Ba Lan) đến cầu xin đại sứ quán Nhật tại thành phố Kaunas.

Trong hoàn cảnh đó, hầu như Nhật Bản hoặc Liên Xô là quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ những người tị nạn khốn khổ. Pháp và Hà Lan, những quốc gia gần hơn lại đang bị Đức quốc xã chiếm đóng.

Không thể làm ngơ trước nỗi thống khổ của hàng ngàn người cầu xin sự sống, Chinue đã ra một quyết định khó khăn.

Đầu tiên, việc cấp thị thực cho một số người nước ngoài đến Nhật là hành động được phép nằm trong thẩm quyền của đại sứ quán Nhật tại nước sở tại. Tuy nhiên vì số lượng người tị nạn lần này quá nhiều nên không thể không có sự cho phép của chính phủ Nhật Bản.

Dù đã đánh điện về, mong quốc hội Nhật thông qua thỉnh cầu của mình, nhưng ông đã thất bại. Câu trả lời không ngoài dự đoán, vẫn là “từ chối”. Và ngay tại giây phút đó, ông đã quyết định sẽ lờ đi phán quyết của chính phủ và cấp Visa cho toàn thể những người tị nạn đang đợi trước đại sứ quán.

Visa Nhật lúc đó trông như thế này.

Ảnh: https://www.nippon.com/ja/people/e00080/

Đúng như các bạn thấy, tất cả đều là chữ viết tay do chính Chinue miệt mài ngày đêm điền vào.

Tuy nhiên, lúc đó số lượng Visa cần thiết lên đến 8.000 người.

Chẳng có thời gian để đếm cả số lượng vì sự truy lùng ráo riết của Đức quốc xã, ông cứ viết liên tục như vậy 18 tiếng/ ngày. Từ sáng sớm ông cặm cụi viết, cứ thế cho đến khi tay không thể cử động nữa mới thôi.

Một ngày, lệnh đóng cửa đại sứ quán Nhật tại Litva và di dời đến Berlin, Đức, được chính phủ Nhật ban ra. Điều đó càng thôi thúc Chinue làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí tuy phải chuyển đến khách sạn để đợi ngày về, ông vẫn viết. Cuối cùng, từ cửa sổ chuyến tàu mang ông về lại Nhật, hình ảnh người chính trị gia cầm trên tay những visa đã miệt mài viết tung ra cho người dân đang nóng lòng chờ đợi khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động.

Ông đã nói như thế này trong khoảnh khắc chia ly đó:

“Xin lỗi vì tôi không thể viết được nhiều hơn nữa. Cầu mong mọi người sẽ bình an vô sự”.

Đáp lại lời ông, toàn thể người Do Thái có mặt ở đó cùng đồng thanh:

“Ông Sugihara! Tất cả chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngài. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau”.

Sau khi Chinue về đến Nhật, điều nhận được chỉ toàn là lời chỉ trích. Hành động ông làm đi ngược lại với chính phủ Nhật, thậm chí nhiều lời phỉ báng cho rằng lý do Chinue chối bỏ sự bảo hộ của Nhật và hành động như thế là do đã nhận rất nhiều tiền từ người Do Thái.

Tuy nhiên, trong những tháng ngày miệt mài 18 tiếng mỗi ngày để viết Visa đó. Một chút lợi ích, ông cũng chẳng nhận được.

Ngược với những chỉ trích, giờ đây, nơi đặt đại sứ quán Nhật ở Litva đã không còn được sử dụng. Tuy nhiên con đường chạy ngang đó được mang tên “đường Sugihara”.

Ông còn xuất hiện trên tem bưu điện của nước Litva.

Ảnh: nippon.com

Lời hứa ở sân ga, bảo rằng “Sẽ gặp lại” của nhóm người Do Thái hôm đó cũng đã thành hiện thực khi một thanh niên sau khi đã định cư cùng gia đình ở nơi khác lặn lội sang Nhật tìm gặp Chinue sau 29 năm.

Sau tất cả, vì không được xem trọng ở Nhật, ông đã sống cuộc đời nhiều tủi nhục và qua đời vào năm 1986.

Vào năm 2000, chính phủ Nhật Bản đã quyết định khôi phục chức danh của Chinue trong bộ ngoại giao và đến tận nhà (lúc này chỉ còn gia đình con gái) để ngỏ lời tạ lỗi. Dù tất cả đã muộn màng mất rồi.

Tuy nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên mà chính phủ lại đưa ra hành động như vậy. Nguyên nhân chính vì những lời bênh vực mà cộng đồng người Do Thái đã được Chinue cứu đưa ra.

Cuối cùng, những danh ngôn mà ông để lại khiến nhiều người giật mình vì thái độ trước vụ tàn sát người Do Thái năm ấy.

“Tôi không thể bỏ rơi những người đang cần đến sự giúp đỡ của mình. Giống như tôi không thể quay lưng với Chúa vậy.

“Báo chí hay truyền hình có làm to chuyện cũng chẳng sao, tôi chỉ làm những việc mình nên làm mà thôi.

Tôi tự hào vì mình là người Nhật, và tôi còn tự hào hơn khi một người Nhật có thể giúp đỡ người khốn khổ đánh đổi bằng cả lợi ích và sinh mạng của mình”. 

Kengo Abe 

Câu chuyện về Hideo Sawada: từ cậu bé nghèo đến người “xoay chuyển” ngành du lịch Nhật

Đáng suy ngẫm: Câu chuyện uống nước từ bồn cầu của Bộ trưởng Nhật Bản

Kanji không chỉ đáng sợ vì khó, mà đằng sau nó còn chứa những câu chuyện gây ám ảnh

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: