Người Nhật nói với bạn – Điều bạn tưởng và sự thật…

Bạn đã từng hiểu nhầm, hoặc dịch nhầm những gì người Nhật nói với bạn bao giờ chưa? Dù rằng bạn hiểu và nói được tiếng Nhật, bạn vẫn có thể phạm phải những lỗi sai khó tránh khỏi khi thực sự trò chuyện với người Nhật. Dưới đây là danh sách 7 hiểu lầm phổ biến nhất, từ trải nghiệm của người nước ngoài ở Nhật.

Theo đó, điều họ nói có thể được dịch thành cái bạn đang nghĩ, và cái họ thực sự nghĩ… Đáng tiếc thay, trong một số trường hợp, chúng không trùng khớp và mang lại tình huống dở khóc dở cười, hay thậm chí những hiểu lầm đáng tiếc.

1. “日本語が上手ですね” 

Ảnh Meme Generator

Họ nói:   “Bạn giỏi tiếng Nhật quá”
Bạn nghĩ: “Ồ, người bản xứ khen mình kìa, có lẽ mình đã tiến bộ hơn”
Thực tế: “Quào, thật ấn tượng rằng người nước ngoài này có thể nói tiếng Nhật”.

Thật ra điều này không có ý xúc phạm gì, chẳng qua người Nhật luôn nghĩ rằng người nước ngoài thường không học, không nói tiếng Nhật. Vì thế khi họ nghe thấy ai đó đến từ quốc gia khác nói ngôn ngữ mẹ đẻ, người Nhật thật sự sẽ rất ngạc nhiên.

2. 外人

Ảnh Live Work Play Japan

Họ nói:  “Gaijin”
Bạn: “Gọi tôi là người ngoài, muốn phân biệt chủng tộc chăng?”
Thực tế:  “Người nước ngoài (chỉ vậy thôi)”

Rất nhiều người nước ngoài (chủ yếu là người phương Tây học tiếng Nhật) cảm thấy bị xúc phạm khi người Nhật gọi họ là Gaijin (người ngoài). Thế nhưng thực chất từ này là cách gọi tắt của 外国人 (Gaikoku-jin) – nghĩa gốc là người nước ngoài.

Hãy nhớ rằng, Gaijin không phải phân biệt chủng tộc. Nhật Bản là một quốc gia có văn hóa “gọi tên”, họ thích đặt biệt danh, dùng từ ngữ để ám chỉ một nhóm người nào đó. Điều này giúp họ mô tả được 1 người không biết tên trong các ngữ cảnh nhất định.

Ví dụ:

お兄さん (Onii-san) – con nít dùng từ này để chỉ những thanh niên độ tuổi 20.
おじさん (Ojii-san) – dùng để chỉ những người đàn ông U40-50.
おばあさん (Obaa-san) – dùng để chỉ phụ nữ ngoài 60.
お客さん (O Kyaku- san) – dùng để gọi khách hàng một cách tôn kính.

3. 鼻が高い

Ảnh Twitter

Họi nói:  “Mũi bạn to/cao/lớn nhỉ?”
Bạn nghĩ: “Bạn có cái mũi xấu quá”
Thực tế:   “Mũi bạn cao và đẹp quá”

Trong văn hóa Nhật Bản, nếu họ mô tả điều gì đó khác thường, đó là một lời khen.

5. 堀が深い

Ảnh 109ニュース シブヤ編集部

Họ nói:  “Mặt bạn góc cạnh nhỉ?”
Bạn nghĩ: “Cái gì cơ”
Thực tế: “Mặt bạn đẹp quá”

Quan niệm cái đẹp của Nhật Bản cho rằng nếu phần khuôn mặt của ai đó có khoảng giữa mắt và mũi khá sâu, có nghĩa là đẹp. Vì thế khi nghe ai đó nói với bạn rằng khuôn mặt bạn có nhiều nét sâu và góc cạnh, họ đang khen bạn đấy.

6. 納豆を食べれますか?

Ảnh Justin’s Links

Họ nói: “Bạn ăn được Natto không?”
Bạn nghĩ: ” Gì cơ, bạn nghĩ tôi không thể ăn Natto vì tôi là người nước ngoài có phải không?”
Thực tế: “Bạn có muốn ăn Natto bây giờ không?”

Theo nghĩa đen 食べれます mang nghĩa “có thể ăn”, tuy nhiên, cụm này còn được dùng để mời ai đó ăn một cách lịch sự. Người Nhật không có thói quen hỏi xem ai đó có thể ăn món gì đó không, mà câu hỏi của họ thực ra là bạn có đang ăn hoặc muốn ăn không?

7. 箸を使えますか。

Ảnh Wa-pedia

Họ nói: “Bạn biết dùng đũa à”
Bạn nghĩ: “Họ đang thán phục tôi”
Thực tế: “Tại sao anh Tây này lại dùng được đũa nhỉ?”

Ở Nhật, người ta hay hiểu nhầm rằng tất cả các quốc gia phương Tây đều ăn nĩa, và ít ai có khả năng sử dụng đũa. Họ không nhận ra rằng văn hóa ẩm thực châu Á này rất phổ biến tại các nhà hàng trên toàn thế giới.

8. かっこいい!可愛い!

Ảnh Naverまとめ

Họ nói:  “Ngầu quá, yêu quá”
Bạn nghĩ:   “Chắc là mình ngầu/đáng yêu lắm”
Thực tế: cứ là người nước ngoài sẽ auto ngầu hoặc đáng yêu nhé.

Dù nghĩa đen của cụm từ này là để khen, nhưng người Nhật đang lạm dụng cụm từ này, đến mức họ có thể thốt ra chúng trong khi không thực sự nghĩ như vậy.

Tất nhiên các trường hợp trên cũng không chính xác 100%, nhưng đó là những câu mà người nước ngoài rất thường nghe và hiểu nhầm được chia sẻ từ kinh nghiệm của chính họ.

Vì thế hãy nghĩ kỹ về ý nghĩa đằng sau câu nói của người Nhật trước khi đưa ra phán xét nhé!

M.E.O

Loạt địa danh râu ông nọ cắm cằm bà kia đến cả người Nhật còn nhầm lẫn huống chi người nước ngoài

Lỡ ngồi nhầm ghế ưu tiên trên tàu, thanh niên Nhật Bản bị cụ ông 62 tuổi đâm nhiều nhát vào bụng

Sự thật đằng sau những thương hiệu vẫn thường bị nhầm tưởng là của Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: