Bí ẩn về người đàn ông với cái đầu trọc và đôi mắt đáng sợ…

Trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên quốc gia, Tokyo, có một bức ảnh đen trắng cũ kỹ về một người đàn ông được trưng bày. Đó là Minakata Kumagusu – với một cái đầu cạo trọc, mặc mỗi chiếc quần quấn ngang lưng, đứng bên cạnh một cái cây lớn, hai tay vòng trước ngực ra chiều thách thức.

Ông ta có thể là một người thợ đốn gỗ hoặc nhà sư sống ẩn dật được chụp bởi một nhiếp ảnh gia nào đó. Thật khó tưởng tưởng được, người có đôi mắt sắc, gần như hoang dã ấy lại là một học giả nổi tiếng về khoa học tự nhiên.

Mặc dù bằng cấp không cao, nhưng Minakata (1867-1941) vẫn được các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới tôn vinh. Trong đó có Sir Augustus Wollaston Franks, nhà khảo cổ người Anh. Minakata là bạn với nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, trao đổi ý kiến với nhà sư huyền bí Dogi Horyu của Phật giáo Shingon, thậm chí soạn bài thuyết trình cho Hoàng đế Showa Hirohito.

Mặc dù được thế giới biết đến nhiều nhất với tư cách là một nhà khoa học tự nhiên, vậy nhưng ông lại là người đa ngành, một trong số đó là nghiên cứu để so sánh về văn hoá Đông – Tây. Ông từng sống 14 năm ở Hoa Kỳ, thu thập hàng trăm mẫu thực vật, đặc biệt là các loài nấm mốc.

Ông thường xuyên trao đổi thư từ với các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp quốc tế, đóng góp 51 bài tiểu luận cho tạp chí Nature của Anh trong suốt những năm cuối của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Năm 2017, Nhật bản đã tổ chức cuộc triển lãm và chuyên đề nói về những đóng góp của Minakata cho khoa học và văn hoá nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông.

Cũng nhân dịp này, Bảo tàng khoa học tự nhiên và Khoa học quốc gia, đã có công trình nghiên cứu khoa học về Minakata Kumagusu chứ không phải giới thiệu đơn thuần về thư từ hoặc nhật ký ông để lại.

Năm 2006, kho lưu trữ về Minakata Kumagusu được xây dựng sau khi con gái ông uỷ thác tất cả đồ vật của cha mình để lại cho chính quyền thành phố. Những đồ vật như kính hiển vi, nhật ký, thư từ, … và cả những bản thảo về nguyện vọng chưa được thực hiện.

Sau khi nghiên cứu, xem xét di sản ông để lại, thấy rằng, nhiều ý tưởng của Minakata Kumagusu thậm chí còn tiến bộ hơn ngày nay.

Một trong số đó có sự phản đối của Minakata Kumagusu đối với chính sách của chính quyền Meiji nhằm hợp nhất các đền thờ Shinto nhỏ vào các khu vực lớn với mục đích quản lý hành chính vào những năm 1900, đây là một hành động bảo vệ di sản văn hoá của Nhật lúc bấy giờ. Ông còn viết thư yêu cầu biện pháp hạn chế nạn phá rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái động – thực vật của quốc gia.

Các bức thư sử dụng kiến thức về thực vật học để làm rõ vấn đề. Mặc dù bị bắt bỏ tù vì ném một túi các mẫu vật tại Wakayama, nhưng ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho đến khi quy định bị bãi bỏ vào năm 1920.

Mặc dù một số đền thờ và rừng bị phá bỏ, nhưng công sức của ông vẫn cứu được số ít hệ sinh thái như rừng dọc theo đường mòn Kumano Kodo và đảo Kashima thuộc bán đảo Kii. Ngày nay, chúng là những di sản giá trị của Nhật.

Những thành tựu này đưa Minakata trở thành người có tầm nhìn tiên phong về sinh thái, cũng là minh họa cho việc ông là người thành thạo trong thu thập và xử lý thông tin.

Bên cạnh danh hiệu là một nhà khoa học hay nhà thực vật học, vai trò của ông còn nhiều hơn thế. Nếu cách đây một trăm năm, không có người như ông đấu tranh, chắc chắn, nhiều di sản ở Nhật đã trở thành tro bụi của quá khứ.

Tham khảo:japantimes

TN

 

 

Câu chuyện về Hideo Sawada: từ cậu bé nghèo đến người xoay chuyển ngành du lịch Nhật

Nhà khoa học Nhật giành giải Nobel y học

Bí ẩn trong truyện cổ tích Nhật Bản đến giờ khoa học vẫn chưa có lời giải

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: