Thật như đùa, cô gái mất xe đạp ở Nhật và nín lặng khi biết nguyên nhân

Mặc dù Nhật được xem như là một đất nước an toàn nhất trên thế giới, nhưng không có nghĩa là sẽ không có những “lần hy hữu mang ý tiêu cực” xảy ra. Cũng như nhiều quốc gia khác, nơi nào cũng có điều tốt và xấu. Có những kẻ luôn rình rập và tấn công “con mồi” của mình bất cứ lúc nào.

Đã không ít người nước ngoài học tập và làm việc tại Nhật than phiền về việc mất cắp, kể cả chiếc xe đạp cũ, phương tiện đi lại ngày thường của họ. Dưới đây là một ví dụ:

Chiếc xe đạp, một cô gái đã mua lại nó ngay ngày đầu đến Nhật, dùng để đi chơi cùng bạn bè, khám phá cảnh quan Nhật và trên hết, phương tiện đi làm của cô ấy. Một hình ảnh rất phổ biến ở Nhật là những chiếc xe đạp đỗ bên lề đường mà không sợ mất cắp. Điều đó làm cho cô ấy tin rằng, sẽ không có trộm cắp ở đây. Thế là từ đó, cô có thể yên tâm đỗ xe của mình bên ngoài nhà mà không cần quan tâm đến việc sẽ khoá nó.

Hơn một tháng không có sự thay đổi càng củng cố thêm niềm tin này. Chỉ đến khi, sau 10 phút đến trường nộp báo cáo, khi quay ra, nó đã không cánh mà bay, đã đánh thức sự nghi ngờ về niềm tin bấy lâu của cô.

Điều mà cô gái không thể tin được là chiếc xe của mình lại mất ở trường Đại học. Thông tin trên được báo cáo đến cảnh sát. Họ tin rằng, ai đó chỉ “mượn” tạm và nhanh chóng trả lại nó.

Thế nhưng, trên đường về nhà, cô nhìn thấy chiếc khoá xe, (cô vốn không sử dụng, thường để trước giỏ) vứt bên lề đường. Điều đó chắc chắn rằng, chiếc xe không phải bị “mượn”, nó thực sự không trở về nữa. Cô biết rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính là từ sự chủ quan của mình.

Điều này dạy chúng ta một bài học lớn. Bạn đừng than phiền nếu lỡ rơi vào trường hợp trên. Việc tin tưởng vào điều gì đó thì tất nhiên là tốt, nhưng tin tưởng phải đi kèm với ý thức của bản thân. Tin không có nghĩa là phó mặc tất cả, bạn có thể tin rằng, an ninh ở Nhật rất tốt. Nhưng nếu cứ thả lỏng mọi thứ như vậy, chẳng khác gì “mở cửa mời kẻ trộm vào”.

Vậy nên, dưới đây sẽ là một vài đề xuất để bảo vệ chiếc xe của bạn:

Đăng ký xe

Khi mua một chiếc xe mới, phí đăng ký thường là 500 Yên, thao tác này có thể làm ở cửa hàng bán, hoặc sở cảnh sát. Sau khi điền thông tin vào mẫu có sẵn, bạn sẽ nhận được một biên nhận đăng ký, và một nhãn dán nhỏ trên xe. Nếu mua xe trực tuyến hoặc nhận sự chuyển nhượng từ bạn bè, việc đăng ký sẽ làm ở sở cảnh sát.

Khi bạn đi trên đường, sổ đăng ký và nhãn dán sẽ chứng minh chiếc xe thuộc quyền sở hữu của bạn. Nếu lỡ bị mất, thì thao tác này sẽ giúp cảnh sát nhanh chóng tìm ra nó.

Tìm bãi đỗ xe an toàn

Ở Nhật có nhiều bãi đỗ xe, một số tính phí và một số bãi thì không. Tuy nhiên, bãi đỗ tính phí chắc chắn sẽ an toàn hơn. Bạn sẽ nhận một phiếu ghi số xe, nhớ giữ cẩn thận nó.

Xe đỗ ở bãi tính phí thường có khoá an toàn.

Khoá xe đạp

Hầu hết xe đạp đều có khoá, được gọi là “O-lock” hoặc “ring lock”. Thường gắn trên phần sau của xe. Trong trường hợp để yên tâm, bạn có thể mua khoá rời, khoá thêm vào để bảo vệ xe mình.

Nhân tiện nói về phương tiện này. Thêm một vài lưu ý bạn cần biết về văn hoá đi xe đạp ở nước Nhật:

– Đi về bên trái đường.

– Không chở người.

– Không dùng ô và điện thoại trong khi chạy xe.

– Không uống rượu, bia trước khi điều khiển xe.

– Bật đèn xe đạp khi đi trong đêm.

Đó là những thông tin, thiết nghĩ rất cần cho người lao động và học tập ở Nhật. Bạn nhớ nắm kỹ để không xảy ra những điều đáng tiếc. Nếu thêm ý thức bảo vệ từ chính mình, cộng với an ninh ở đất nước này. Đảm bảo, bạn sẽ thấy mình may mắn khi được sống ở đây đấy.

Ảnh: tw

TT

 

 

Quên khu phố Nhật Bản đi, “tiểu Tokyo” này mới là địa điểm sống ảo hot nhất nhì Sài Gòn

[Tin nhanh] Phó phòng bị tạm giữ tại Nhật vì nghi trộm cắp trong siêu thị

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng Việt Nam trộm cắp tài sản trị giá lên tới 250 triệu yên

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: