Mâu thuẫn trong xã hội Nhật: Thiếu lao động trẻ nhưng “chê” con nít, nhiều phụ nữ cảm thấy tội lỗi khi sinh con

Những cặp đôi đến với nhau bằng tình yêu, sau đó kết hôn, sinh con đẻ cái, đó là chuyện hết sức đáng mừng.

Nhất là ở một quốc gia “chán” yêu và tỷ lệ sinh đang tuột dốc không phanh như Nhật Bản.

Thế nhưng lại có một nơi, mọi người lại không hề chào đón những đứa trẻ sinh ra một chút nào.

Trong xã hội Nhật, việc phụ nữ không được trọng dụng ở công sở cũng vì một nguyên nhân. Họ sẽ nghỉ để dưỡng thai và sinh con. Dù chỉ nghỉ tạm thời nhưng trong khoảng thời gian họ tịnh dưỡng đó, ai sẽ làm thay công việc? Thiếu nhân lực, công ty buộc phải thuê người mới và đào tạo từ đầu. Đó là lý do mục kết hôn hay chưa trong sơ yếu lý lịch cũng ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng khi tuyển ứng viên nữ.

Ảnh: Pakusato

Nếu có con hoặc mới vừa kết hôn, họ khó mà trúng tuyển.

Ở Nhật, có một hệ thống nhà trẻ nhận giữ trẻ từ sáng sớm cho đến tối muộn (phù hợp với thời gian làm việc của phụ huynh). Thậm chí khi trẻ gần 2 tháng tuổi thì bố mẹ có thể gửi chúng tại đây gọi là 保育園 (Hoikuen). Vì vậy đây có thể xem là giải pháp hữu hiệu cho những bà mẹ bận rộn “chôn chân” cả ngày nơi công sở. Tuy nhiên, chi phí cho một em nhỏ được trông nom cẩn thận ở Hoikuen khá “chát”. Vì vậy, không phải gia đình nào cũng sẵn sàng chi trả.

Ngoài ra, vẫn có dịch vụ trông trẻ tại nhà nhưng chi phí cũng còn đắt hơn nhà trẻ.

Lúc này, nhiều phụ nữ không còn cách nào khác là buộc phải nghỉ việc. Tuy nhiên, câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn lại nằm ở chính các Hoikuen, nơi rất nhiều phụ nữ làm việc.

Cũng nói thêm, để trở thành bảo mẫu, phụ nữ phải trải qua kỳ thi tư cách không hề dễ dàng.

Và ở một số Hoikuen, số năm làm việc ảnh hưởng đến việc giáo viên có được mang thai hay không. Nếu là người đã gắn bó lâu dài với nhà trẻ thì việc mang thai không làm ảnh hưởng đến công việc. Còn những người vừa mới vào làm việc mà đã lập tức có con hoặc có ý định mang thai sớm thì tuyệt đối không được tuyển dụng.

Và vụ việc một bảo mẫu, đồng thời là một bà mẹ bị kỷ luật vì phá vỡ quy tắc thai sản trong ngành đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Rằng nữ giới Nhật luôn ra sức đòi lại quyền bình đẳng cho mình và rất nhiều minh chứng cho thấy chuyển biến tốt đẹp của tình trạng đó. Thế nhưng riêng việc mang thai trong khi đang nắm giữ chức vụ thì xã hội Nhật vẫn còn rất bảo thủ và khắt khe.

Sự việc không chỉ diễn ra ở nhà trẻ đó mà còn ở một số nơi khác rải rác trên toàn nước Nhật. Để tránh trường hợp gian lận, họ luôn hỏi thăm về mong muốn mang thai của các bảo mẫu trong trường. Tuy nhiên, khi được hỏi, mọi người luôn né tránh hoặc không thừa nhận bởi nếu làm vậy thì sẽ chẳng bao giờ được tăng lương cả.

Trong tình trạng già hoá dân số , thiếu trẻ em trầm trọng như hiện nay, phải chăng những quy tắc cổ hủ của nhà trẻ Nhật đang ”góp phần kéo tình trạng ấy lún sâu và trở nên nghiêm trọng.

Kengo Abe 

Thì ra đây mới là nghề nghiệp số 1 trẻ em Nhật Bản thường mơ ước

Chàng FA người Nhật đã thay đổi cuộc đời, kiếm được người yêu nhờ tuân thủ nghiêm ngặt bộ quy tắc 9 điều này

“Thiếu lửa”để kết hôn hay độc thân vốn là niềm vui của người trẻ Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: