Giữa ngựa và hoa Anh Đào có quan hệ gì? – Thách bạn “lạc đề” được như người Nhật

Thịt ngựa còn gọi là Sakura (hoa Anh Đào)

Thịt heo rừng còn gọi là Botan (hoa Mẫu Đơn) 

Thịt nai còn gọi là Momiji (lá đỏ)

Bạn có thấy điều gì đặc biệt không? Tại sao thịt lại mang tên loài hoa? Thật ra, đây là những cách gọi khác của các món thịt…đặc biệt.

Ví dụ như món lẩu lấy thịt heo rừng làm nguyên liệu chính thì gọi là “Botan no nabe” (Lẩu hoa Mẫu Đơn).

Ngoài ra, các loại thịt phổ biến như thịt gà cũng có tên khác, gọi là Kashiwa (hạt dẻ). Nguyên nhân sâu xa là do hạt dẻ là một loại thực vật có màu lá (khi tàn) giống như màu lông gà.

Hiện nay, cách gọi này vẫn còn thông dụng ở vùng Kansai, phía Tây Nhật Bản.

Thêm vào đó, thịt ngựa khi xắt ra cũng có màu hồng nhạt tựa như cánh hoa Anh Đào điểm phớt, vì vậy mới mang tên là Sakura.

Đây đều là những cái tên mang ý nghĩa liên quan đến đặc điểm chung của thịt và hoa, thứ mà chúng ta ít khi liên tưởng.

Bàn về xuất xứ, thời xưa, Phật giáo là quốc giáo của Nhật Bản. Người dân hầu hết ăn rau thay cho thịt. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này lại không mang đến dinh dưỡng, khiến cơ thể thiếu đạm. Vì thế để bổ sung, người Nhật dần dần chuyển sang chế độ ăn thịt nhưng để giảm cảm giác tội lỗi, họ gọi đó là thuốc.

Tiếng Nhật gọi là 薬食い(Kusuri gui – ăn thuốc).

Được biết, một số người ở Hokkaido còn có thời kỳ ăn cả gấu và hải cẩu.

Văn hoá ăn thịt của người Nhật thật khác với Việt Nam. Lại còn khổ công nghĩ cả tên để né tránh việc “ăn mặn” nữa thì chắc chỉ có thể là người Nhật, nhưng cũng rất thú vị khi hiểu được một tư duy liên tưởng mới của họ phải không nào?

Kengo Abe

Tản mạn văn hóa Warikan khi ăn uống của người Nhật

Tìm hiểu”số 5 kỳ diệu”trong ẩm thực Nhật bản

Lạc bước vào thiên đường bốn mùa đầy mê hoặc tại nhà hàng ẩm thực Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: