Cư dân mạng thế giới bình luận gay gắt: Sinh viên Nhật Bản là thế hệ sinh viên chay lười nhất thế giới ?

Trong mối quan hệ hữu nghị thắm thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản, du học Nhật đang nổi lên như một hiện tượng và vẫn chưa có dấu hiệu “nguội” bớt.

Vậy câu hỏi dành cho những bạn đã từng đi du học. Bạn có ấn tượng gì về sinh viên Nhật Bản?

Nổi tiếng là quốc gia đi đầu về công nghệ với hàng trăm phát minh “cứu sống” nhân loại, thế nhưng có phải bất cứ người Nhật nào cũng làm nên chuyện và sinh viên nào cũng chăm chỉ, cần cù. Vâng, chắc chắn xã hội phải có người này người kia, không thể có chuyện cả dân tộc cùng mang một bộ óc giống nhau. Tuy nhiên, chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu không có quá nhiều bình luận tiêu cực về sinh viên Nhật trong những năm gần đây.

Chỉ cần Search Google với từ khoá “日本の大学生 – Sinh viên đại học Nhật) thì ngay từ những kết quả đầu tiên, bạn sẽ thấy sốc.

Ảnh chụp màn hình trang Google.com.vn 

  • “Hầu như chẳng học hành” – Đó là những gì người nước ngoài nghĩ về sinh viên Nhật.
  • Học ít hơn cả học sinh tiểu học – Đó chỉ có thể là sinh viên Nhật.
  • Tại sao sinh viên Nhật lại đứng đầu trong số nhóm sinh viên chẳng học hành gì trên thế giới.

Thật bất ngờ phải không nào?

Trong bài viết “Phải chăng người Nhật ngày càng trở nên ngu ngốc“, tôi đã từng đề cập về thực trạng người Nhật trẻ nói chung và sinh viên đại học nói riêng đang ngày càng chay lười và ham chơi. Lấy ví dụ về việc mua báo cáo để nộp cho giáo viên. Và không những một mà còn nhiều sinh viên khác đang lạm dụng sự dễ dãi của giáo viên để qua mặt.

Đối với họ, bước qua ngưỡng cửa cấp 3 là thoát khỏi sự quản thúc. Nhiều em nhanh chóng tự giải phóng mình trên danh nghĩa “tự lập”. Chúng vùi đầu vào làm thêm để đi chơi, ăn nhậu, tiệc tùng, hẹn hò… thay vì đến trường. Cũng vì thế mà tỷ lệ bùng tiết của sinh viên Nhật cũng cực kỳ cao.

Nhìn vào bảng tổng kết quỹ thời gian học tập một ngày của sinh viên Nhật so với Mỹ, bạn sẽ thấy. Số lượng sinh viên không dành chút thời gian nào cho việc học là 9,7%, trong khi con số này chỉ chiếm 0,3% ở Mỹ. Còn lại hơn một nửa học từ 1-5 tiếng mỗi ngày.

Bảng tổng kết quỹ thời gian học tập của sinh viên Nhật so với Mỹ, điều tra bởi NSSE – tổ chức nghiên cứu chiến lược và vận hành đại học. Phạm vi khảo sát: Toàn quốc 

Ảnh: https://cpa-net.jp/post-20160721.html

Ccùng với câu hỏi ” Một ngày bạn dành bao nhiêu tiếng cho việc học”, sinh viên các nước lại trả lời như sau:

  • Sinh viên Ấn Độ:「Mỗi ngày tôi học từ 6-8 tiếng」
  • Sinh viên Mỹ: 「Ở Mỹ, học 10 tiếng/ngày là chuyện thường」
  • Sinh viên Hàn Quốc:「Tỷ lệ vắng mặt trong tiết hầu như rất ít. Nếu không nghiêm túc thì không thể sống sót ở trường mà.」

Ảnh minh hoạ: Japo 

Tiếng nói của cộng đồng nước ngoài về sinh viên Nhật: 

Dạo qua các trang mạng cùng chủ đề, bạn sẽ thấy một số bình luận gay gắt như thế này:

・”Nhắc đến sinh viên Nhật, tôi chỉ có ấn tượng về bọn vào được cánh cửa đại học rồi thì có ngốc đến đâu cũng tốt nghiệp được hết. Sau khi tốt nghiệp rồi, tụi nó lại làm những công việc chẳng liên quan đến ngành học. Ngược lại ở nước tôi, thi cử lại vô cùng nghiêm khắc” (Người Pháp/35 tuổi/nam)

・”Sinh viên Nhật á? Suốt ngày chơi bời thôi, ăn nhậu này, Gokon (hẹn hò nhóm đề tìm kiếm người yêu) này. Ăn chơi là thế mà khi đến mùa xin việc thì lại gượng ép đóng bộ Vest, ganh đua nhau xin việc. Sinh viên Đài Loan cũng chơi nhiều lắm, nhưng không thường xuyên như sinh viên Nhật. Tốt nghiệp xong, sau đó từ mình mò mẫm xin việc chứ không có những buổi giới thiệu công việc như ở Nhật. Điểm này thì tôi lại khá ghen tị” (Đài Loan/30 tuổi/nữ giới)

・”Hầu như toàn là những đứa không có chút động lực học hành thôi. Trong giờ học thì toàn ngủ. Tôi chẳng hiểu tại sao bọn họ lại đến trường nữa đấy. Nếu là ở Iran thì giáo viên đã nổi điên lên và đuổi ra khỏi lớp rồi” (Iran/28 tuổi/nữ)

Vậy nguyên nhân tại sao nhiều sinh viên đại học Nhật lại “lười học” đến vậy: 

Qua tổng hợp, có 4 lý do chính khiến sinh viên mất đi động lực và tập trung vào việc khác ngoài học tập. Đó là:

1. Các doanh nghiệp Nhật không tuyển dụng sinh viên dựa trên bảng điểm.

2. Việc lấy tín chỉ môn học vô cùng đơn giản nên không cần phải cố gắng nhiều.

3. Đối với nhiều sinh viên, học cũng chẳng giúp ích được công việc.

4. Nếu giáo viên quá nghiêm khắc thì không có sinh viên tham gia tiết học của mình. Vì vậy cần phải dễ dãi và “nhắm mắt cho qua”.

Cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đều được đề cập. Và có thể hiểu rằng, quy chế học tập và xin việc hiện nay chính là bất cập lớn nhất dẫn đến thực trạng “không mấy tốt đẹp” ở giảng đường đại học hiện nay.

Ảnh minh hoạ: Japo 

Tuy nhiên…

Bên cạnh những  bình luận tiêu cực, sinh viên quốc tế còn dành cho sinh viên đại học Nhật những lời khen ngợi có cánh như:

・”Đầu óc sinh viên Nhật nhạy bén và thông minh lắm” (Người Indonesia/36 tuổi/nam)

・”Họ khá hoạt bát đấy chứ. Giống như sinh viên nước tôi vậy” (Việt Nam/36 tuổi/nam)

・”Tôi thấy sinh viên Nhật học đại học rất vui vẻ. Không giống như nước tôi, những người không xem trọng tri thức, mà chạy theo bằng cấp, thành tích. Nếu so sánh thì tôi vẫn thấy sinh viên Nhật nỗ lực hơn” (Người Nga/ 31 tuổi/ nữ)

・”Có rất nhiều sinh viên chăm chỉ và nghiêm túc trong học tập kia mà”(Bungari/33 tuổi/ nữ)

  Thiết nghĩ, học sinh Nhật có sẵn nền tảng giáo dục vững chắc, việc họ nên làm là tận dụng nó một cách hợp lý thay vì vứt tiền vào sọt rác như hiện nay. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, nếu cứ tiếp tục duy trì nền giáo dục dễ dãi, đến mùa xin việc lại gay gắt như “bóp nghẹn” con người thế kia thì chỉ “góp phần” tạo nên thế hệ ù lì hay những ca tự tử vì áp lực nặng nề và mộng tưởng về năng lực không-đến-đâu của bản thân mà thôi.

Chee

Nobita có thật sự ngu ngốc và vô dụng như bạn vẫn tưởng?

Bùng nổ tranh cãi :”Phải chăng người Nhật đang dần trở nên ngu ngốc?”

Lạm dụng hình xăm ký tự Kanji – người nước ngoài trở nên ngu ngốc trong mắt người Nhật.

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: