Trẻ tiểu học Nhật được dạy về “Vùng kín” và cách “Tạo ra em bé” như thế nào?
Một ngày đẹp trời, những thiên thần bé nhỏ ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới bỗng nhiên hỏi những câu khiến ta đau đầu chẳng hạn như “Con được sinh ra như thế nào hả mẹ?”.
Nếu các bà mẹ nào đã từng rơi vào tình huống ấy, phản ứng, thái độ và câu trả lời sẽ ra sao?
Thời gian ở sống ở Nhật, Tôi đã được biết một số chuyện kỳ lạ mà trước đó bản thân chưa từng nghĩ đến dù chỉ là thoáng qua.
Ảnh minh hoạ Krabi
Không như ở Việt Nam, các bé đi vệ sinh vẫn cần gọi cô, ngay từ giai đoạn mẫu giáo, trẻ Nhật đã được các cô giáo ở lớp dạy cách sử dụng nhà vệ sinh.
Thường các cô sẽ cho bé nam và bé nữ xếp thành hai hàng, đi các nhà vệ sinh khác nhau, học cách sử dụng các vật dụng trong nhà vệ sinh như thế nào và quy trình đúng ra sao.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng đi kèm với việc học vệ sinh thân thể, bao gồm: Cách sử dụng giấy vệ sinh hay mặc đồ lót.
Ví dụ: các bé gái luôn được cô dạy phải lau vùng kín từ trước ra sau để tránh viêm nhiễm, còn các bé trai không được lấy tay nghịch bộ phận sinh dục.
Ảnh minh hoạ Điểm Báo Mạng
Ngoài ra, giáo viên cũng có nhiệm vụ nhắc nhở, hướng dẫn bố mẹ thường xuyên chú ý, thay đồ lót cho con, vì đồ lót không sạch có thể gây rối loạn chức năng sinh dục của bé trong tương lai.
Một số cuộc đối thoại “ngây thơ vô số tội”như thế này sẽ khiến cho bạn phải suy nghĩ thật nhiều về sự giáo dục giới tính của con em chúng ta ở hiện tại và tương lai.
Khi giáo viên đưa ra câu hỏi :“Sự khác biệt giữa nam và nữ là gì?” Thầy giáo hỏi.
“Quần không giống nhau”, “Áo không giống nhau”, “Chỗ đi tiểu không giống nhau”, “Bộ phận sinh dục không giống nhau”…đó là những câu trả lời không thể ngây thơ hơn của các em.
“Không phải, nữ cũng có các bộ phận tương tự nam. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của nữ nằm ở bên trong, bên ngoài không nhìn thấy”, giáo viên sửa câu trả lời sai của các bé, sau đó giải thích cho các em hiểu thế nào là cơ quan sinh dục bên trong.
“Nữ còn có thể tiết sữa ạ”, một cô bé bổ sung.
“Nhưng tại sao nam lại không có sữa ạ?”, bé khác thắc mắc.
“Bởi vì phụ nữ cần sữa để nuôi con. Tất cả chúng ta lớn lên đều ăn sữa mẹ đúng không nào?”, cô giáo cũng tận dụng cơ hội này để giới thiệu về vai trò giới và sự khác biệt trong gia đình.
Những cuộc thảo luận như vậy là một phần không thể thiếu tại các trường mẫu giáo ở đất nước Mặt trời mọc.
Ảnh minh hoạ
Người Nhật cho rằng giai đoạn đi mẫu giáo là cơ hội tốt để dạy trẻ về giới tính, để các bé nhận thức được về vai trò, phân biệt được sự khác nhau giữa một cậu bé và một cô bé là ở điểm nào để các em học cách kiểm soát các hành động thế nào là đúng đắn, cũng như tự ý thức bảo vệ bản thân.
Bộ Giáo dục Nhật Bản xuất bản tập đầu tiên của cuốn sách giáo khoa nói về cơ thể nam giới, nữ giới, các bộ phận sinh sản và kiến thức sinh sản từ bậc tiểu học.
Trẻ tiểu học sẽ được dạy về chu kỳ kinh nguyệt, nguyên tắc khi mang thai, đọc những cuốn sách, tranh mô tả sơ lược quá trình “tạo ra em bé”.
Ảnh minh hoạ bao giao duc thoi dai
Trẻ trung học sẽ học về các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khía cạnh đạo đức. Việc phổ cập giáo dục giới tính ở Nhật Bản dường như khiến các ông bố bà mẹ thoải mái hơn nhiều khi không phải lo đối mặt với những thắc mắc, băn khoăn của trẻ ở độ tuổi mới lớn nhiều tò mò.
Ảnh minh hoạ hanh phuc cong dong
Dạy cho con biết về giới tính, sinh sản và cách tự bảo vệ mình ngay từ tấm bé là một trong những vấn đề rất quan trọng mà có thể chúng ta nói riêng và nhiều quốc gia khác trên thế giới phải học hỏi rất nhiều từ Nhật Bản.
Ở Việt Nam, mặc dù giáo dục giới tính trong nhà trường đã, đang được quan tâm và triển khai mạnh mẽ, nhưng vẫn còn gặp khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều phụ huynh cho rằng việc dạy các em về giới tính ở độ tuổi nhỏ là không cần thiết, thậm chí cho rằng đó là “vẽ đường cho hươu chạy”.
Ảnh minh hoạ Moki
Ngoài ra, một số giáo viên vẫn còn cảm giác ngại ngùng né tránh khi đề cập vấn đề tình dục trước học sinh. Đây quả thật là điều đáng quan ngại và cần sớm giải quuyết.
Bởi vì, chúng ta nên hiểu rằng cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là : “Dạy các em tự ý thức được hành động và bảo vệ bản thân mình”.
Hải Âu
Trẻ em cư xử như một người trưởng thành có còn là “trẻ em” nữa không?
Vì sao trẻ em Nhật Bản lại có sức khỏe tốt hàng đầu thế giới?
“Búp bê tình dục trẻ em”, tiếp tay tội ác biến những đứa trẻ ngây thơ…thành phụ nữ