Cuộc thi sắc đẹp trường học – mảnh đất phát triển màu mỡ hay ngòi nổ cho nạn bắt nạt học đường?

Vào ngày 4 tháng 10, ban giám hiệu trường đại học Keio thông báo cấm hoạt động tổ chức cuộc thi sắc đẹp vì những sự việc nguy hiểm đã xảy ra xoay quanh cuộc thi này.

Thông báo được đưa ra sau khi tin tức vụ việc hãm hiếp nữ sinh của một nhóm nam thanh niên bị rò rỉ, tuy nhiên phía nhà trường chưa có xác nhận chính thức nào.

Ảnh cherri[チェリー]

Được biết các cuộc thi sắc đẹp tại trường đại học Keio có sức hút rất lớn trên cả nước, sự việc lần này không chỉ khiến cuộc thi không được tổ chức vào năm nay, mà có lẽ sẽ bị cấm vĩnh viễn.

Tin tức trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn của các cuộc thi sắc đẹp nữ sinh cấp trường học. Hãy cùng JAPO điểm qua một số mặt tốt và mặt trái của sự kiện này nhé.

Những lợi ích 

Thông thường, tất cả các cuộc thi trường đều có ban tổ chức là sinh viên. Sinh viên sẽ lo tất cả mọi thứ từ lên kế hoạch, chuẩn bị hội trường, kêu gọi tài trợ, truyền thông trước và sau sự kiện,…Đây là một cơ hội tốt để sinh viên được cọ xát thực tế với lĩnh vực tổ chức sự kiện.

Ngoài ra với sinh viên nữ được vinh danh, đây là cơ hội cho họ được xuất hiện trên các chương trình truyền hình. Bên cạnh đó còn có cơ hội được giới truyền thông chú ý nếu cuộc thi sắc đẹp của trường được đầu tư đủ mạnh và có tầm ảnh hưởng trên cả nước. Ví dụ, Hoa khôi của trường Keio năm 1999, Minako Nakano đã trở thành phát thanh viên cho Fuji TV sau khi đăng quang.

Ảnh モデルプレス

Không chỉ với sinh viên, các cuộc thi sắc đẹp cũng góp phần thúc đẩy tên tuổi cho trường, thu hút được số lượng học sinh thi đầu vào. Đó là lý do có khoảng 200 trường đại học trên khắp Nhật Bản tổ chức thi sắc đẹp cho sinh viên.

Cách thức thực hiện

Dù mỗi trường có một cách tổ chức riêng, các cuộc thi sắc đẹp thông thường là sự kiện chính trong lễ hội mùa thu.

Sau rất nhiều vòng thi từ bầu chọn Online đến trực tiếp, không giới hạn người bầu chọn phải là sinh viên của trường, trường chọn ra 10 đại diện xuất sắc nhất để bước vào những vòng thi cam go hơn. Các ứng viên được đánh giá dựa trên tiêu chí về ngoại hình, năng khiếu, kỹ năng, tự tin sân khấu và độ ảnh hưởng truyền thông.

Ảnh パルコ・クラウドファンディング

Một số trường đại học còn có cả cuộc thi dành cho nam, thậm chí có cả cuộc thi cho nam giả nữ,…

Những mặt trái

Tất nhiên, cuộc thi sắc đẹp trường học cũng gặp phải các chỉ trích tương tự như những cuộc thi sắc đẹp khác, có khi còn gay gắt hơn khi tính chất của nó nằm trong khuôn khổ trường học.

Vì để sinh viên tự do trong ý tưởng tổ chức cuộc thi, một số phương thức thực hiện đã vấp phải làn sóng phản đối không chỉ trong trường mà trên cả nước.

Ảnh Twitter

Một số trường tổ chức cuộc thi như một buổi trình diễn thời trang, thậm chí có cả phần trình diễn áo tắm. Với một số các cuộc thi lớn có quy mô vượt ra khỏi khuôn viên trường học, trên trang Web chính thức của cuộc thi cho phép người ngoài có thể xem thông tin ứng viên và để lại comment. Khi ấy, liên tục có những comment có tính chất tiêu cực như sau

“Mặt thì đẹp đấy nhưng liệu đầu óc có tốt không đây?”

“Đây không phải là tiêu chuẩn vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản nhỉ”

Thậm chí có một số comment còn ác ý hơn như

“Mặt cô này như diễn viên AV hạng bét”

“Xinh đấy nhưng chỉ là đồ ngốc mà thôi”

Đó là chưa kể những cuộc thi dành cho nam cải trang nữ còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa.

Tất nhiên những bình luận tiêu cực ở đâu cũng có, đặc biệt liên quan đến cuộc thi sắc đẹp. Thế nhưng trong môi trường học đường chưa đảm bảo được sự an toàn như Nhật Bản, khi nạn bắt nạt và phân biệt đối xử vẫn còn tiếp diễn, hậu quả của nó rất khôn lường, cụ thể là vụ việc hãm hiếp nữ sinh diễn ra ở đầu bài.

Ảnh ゴゴ通信

Một số ý kiến cho rằng bắt nạt học đường không liên quan đến cuộc thi sắc đẹp, vì dù có hay không, nếu không có biện pháp hiệu quả, chúng vẫn sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên việc đăng hình ảnh, thậm chí cả số đo 3 vòng của ứng viên lên trang Web cộng đồng là không cần thiết và có thể gây hại cho ứng viên. Những thông tin này vẫn được lưu trữ cho dù cuộc thi đã kết thúc.

Ngoài ra, sự kiện lần này khiến cho ban giám hiệu cũng nên suy nghĩ lại về thắt chặt xét duyệt ý tưởng tổ chức và theo sát hoạt động của sinh viên trong quá trình diễn ra sự kiện, đặc biệt giải quyết ngay các mâu thuẫn có thể phát sinh.

Kết

Sự kiện lần này dù núp bóng sau cái mác cuộc thi sắc đẹp, nhưng thực chất lại nói lên một vấn đề lớn hơn. Đó là nạn bắt nạt, tâm lý ghen tị và cổ hủ của một số thành phần tiêu cực trong môi trường học đường ở Nhật Bản, đồng thời cũng thể hiện sự yếu kém của ban giám hiệu nhà trường trong việc bảo vệ sinh viên.

Không thể phủ nhận những lợi ích cuộc thi này mang lại, thay vì cấm đoán, sao không nhìn nhận trực tiếp và tìm ra cách giải quyết thích hợp hơn?

Tham khảo https://news.aol.jp/2013/09/16/beauty/

M.E.O

Lưu học sinh khả ái người Trung Quốc giành danh hiệu Quán quân trong cuộc thi sắc đẹp dành cho nữ sinh ở Nhật

Video sờ ngực cứu thế giới của YouTuber Nhật Bản bất ngờ bị sờ gáy- Cái kết đau lòng dành cho nữ sinh trung học 16 tuổi

Váy siêu ngắn, tất dài đã hết thời, đây mới là bộ đồng phục chuẩn mà nữ sinh Nhật Bản hướng tới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: