Những giai thoại cười ra nước mắt về sự khác biệt của nông thôn và thành thị Nhật Bản
Bạn là dân nhà quê hay người thành thị?
Cũng giống như Sài Gòn, ở Tokyo không có nhiều người chính gốc, mà tập trung hầu hết người từ các tỉnh thành khác nhau trên khắp đất nước đến học tập và làm việc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể quen với nhịp sống hối hả xô bồ ở thành phố sau khi rời khỏi quê hương. Nhiều người sau một thời gian xa xứ cũng trở về quê an cư lập nghiệp, một số người vẫn trụ lại và không thể cưỡng lại sức hút của ánh đèn đô thị.
Ngoài sự khác biệt cơ bản về cảnh quan, dân số, diện tích thì nông thôn và thành thị Nhật Bản còn tạo ra những giai thoại cười ra nước mắt mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Đó là gì? Japo sẽ hé mở cho bạn biết.
Ảnh: http://kisha-poppou.com/tokai-to-inaka/
Dân nhà quê và người thành thị
Bạn có thể thấy, ngay cả trong tiếng Việt cũng có sự phân biệt rõ ràng giữa hai cách nói, huống hồ là tiếng Nhật.
Inakamono (dân nhà quê 田舎者) VS Tokaijin (người thành thị 都会人)
Trong tiếng Nhật, MONO có nghĩa là người giống như JIN, tuy không hoàn toàn mang hàm ý mỉa mai, nhưng nó lại xuất hiện rất nhiều trong những từ gợi lên cảm giác không mấy tốt đẹp. Như: Namakemono (kẻ lười), Bakamono (kẻ ngốc)…
Nỗi niềm này có lẽ chỉ những ai đến từ tỉnh lẻ mới hiểu được, làm gì có ai vui vẻ khi bị gọi là dân nhà quê hay thậm chí là dân tỉnh chứ.
Váy ngắn – váy dài
Đồng phục cấp 2, 3 ở Nhật được quy đinh khắt khe về cách mặc và cả độ dài váy đối với nữ sinh. Tuy nhiên, ở thành phố, có lẽ quy định này khá dễ dãi vì hầu hết nữ sinh đều diện váy ngắn trên gối đến trường. Còn ở nông thôn, con gái bắt buộc phải mặc váy dài dưới đầu gối (ひざ下) thì mới được vào trường học.
Tuy nhiên, đó dường như đã là chuyện của quá khứ khi độ dài váy của học sinh ở nông thôn cũng càng ngày càng ngắn lên trông thấy. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt trong trang phục mùa đông của học sinh nông thôn được chia sẻ trên Twitter như sau:
“@_Smitter2: 【田舎のJKに告ぐ】
膝掛け巻きながら歩くのダサいよ!とても!
寒いならスカート伸ばすか我慢してほしいの!!!!! pic.twitter.com/KtNdPB0RgS”— 苺怪獣 (@a__k__t) December 20, 2014
Ảnh: @_smitter2
Thay vì kéo váy xuống hoặc mang tất dày, nữ sinh nông thôn thường quấn một chiếc chăn nhỏ quanh chân hoặc mặc quần thể thao bên trong như trên. Điểm này khiến cho chủ nhân Twitter cảm thấy khó chấp nhận.
“Nếu lạnh thì đi mà kéo váy xuống, còn không thì chịu đi. Thật quê mùa!”
Bãi giữ xe
Nếu bạn để ý, những cửa hàng tiện lợi ở Nhật thường nằm trong các toà nhà và chúng…không có bãi giữ xe phía trước. Trong khi ở nông thôn là cả một cửa hàng trơ trọi trên bãi đất trống và dư dả chỗ đậu xe.
Nhiều người nông thôn đến thành phố luôn cảm thấy khó chịu vì điểm này.
Phương tiện công cộng
Ở nông thôn, nhất là những vùng hẻo lánh, có khi đến hơn 1 tiếng mới có một chuyến tàu, đến 9 giờ là chuyến cuối.
Trong khi ở trung tâm Tokyo, chuyến Yamanote-sen huyết mạnh chạy đến tận khuya và cứ 5 phút thì bắt được chuyến tiếp theo.
これが田舎の時刻表!“@naive_SDVX: 地方民よ これが東京のバス時刻表だ http://t.co/ESjA66dBfD” pic.twitter.com/Wqwx5JYtxd
— 栗谷昌宏 (@kuriyamasahiro) September 13, 2013
Còn đây là giờ chạy của xe buýt ở Tokyo
Ảnh: Twitter @kuriyamasahiro
Xe hơi
Ở thành thị, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là tàu điện, xe buýt…
Trong khi đó, ở nông thôn, 4 người trong nhà, mỗi người đều có một chiếc ô tô là chuyện hết sức bình thường.
Vì sao ư? Vì như Tokyo, đất chật người đông, kẹt xe là điều đáng sợ nhất trong một buổi sáng vội vã đến công sở. Hay phí đỗ xe ở nhưng bãi đỗ theo tháng cũng khá tốn kém. Nên nhiều người chọn phương tiện công cộng để di chuyển thay cho xe hơi
Lương làm thêm
Như các bạn có thể thấy dưới bảng thống kê dưới đây, lương làm thêm ở các tỉnh thành có sự chênh lệch từ 100 đến 200 yên. Cao nhất vẫn là Tokyo, sau đó là thành phố liền kề Kanagawa và thành phố Osaka… với mức lương trên 1000.
Ngoài ra, sau 22:00, chính sách tăng 25% được áp dụng khiến cho cuộc sống của những Furi-ta (freetor) ở Nhật dễ thở hơn rất nhiều.
Bảng lương làm thêm trung bình của các tỉnh thành trên toàn quốc năm 2016
Ảnh: https://jp.stanby.com/media/job_survey2016102/
Nước máy
Nhiều người vẫn nói nước máy ở nông thôn và thành thị có vị khác nhau. Và đặc biệt ở Tokyo thì cực kỳ dở.
*Đừng quên nước máy bình thường ở Nhật đều có thể uống trực tiếp nhé.
Ngày nghỉ
Ở thành thị: Có rất nhiều điểm vui chơi giải trí, mua sắm Shopping để hẹn hò, vi vu vào cuối tuần.
Tuy nhiên, nếu lương của bạn chỉ vừa đủ ăn thì đừng dại dột bước ra đường vào cuối tuần nhé. Chắc chắn sẽ thiệt hại không nhỏ đâu.
Ảnh: https://cadot.jp/funny/11289.html
Ngược lại ở nông thôn, thú vui duy nhất của người lớn đó là lái xe hơi dạo quanh làng hoặc đi xa du hí. Tất nhiên vẫn có những trung tâm mua sắm, ăn chơi tại đây, nhưng chúng không nằm sát nhau nên bạn sẽ tránh được sự cám dỗ “liên hoàn” khi tụ tập cùng hội bạn đấy.
Ảnh: https://cadot.jp/funny/11289.html
Ngoài ra, với những bạn đang phân vân không biết nên chọn vùng quê thanh bình hay đô thị nhộn nhịp để du học thì có thể kiểm tra trước ở đây (tiếc rằng chỉ có tiếng Nhật) để biết tính cách của mình phù hợp với vùng nào nhé!
Chee