[Sốc] Những thông tin bạn đọc được về Nhật Bản…có thể đã bóp méo sự thật

Một người Nhật từ trang Madameriri khi đọc các tin tức về Nhật Bản trên trang truyền thông nước ngoài nhận định rằng rất nhiều trong số đó là…tin vịt. Ví dụ, trán Donut rất phổ biến ở Nhật Bản, béo phì ở Nhật là bất hợp pháp,…Những tin ấy có thể đúng trên một khía cạnh nào đó, ở một số ít người, thế nhưng dùng cụm từ “đa số người Nhật” là phóng đại.

Ảnh LapinChronicle

Từ đâu có sự sai lệch về thông tin như vậy? 

1. Hiểu nhầm do khác biệt văn hóa, khó xác minh

Dù rằng văn hóa Nhật Bản được người phương Tây yêu thích, những thông tin về Nhật tại các nước này đa phần là sai. Thứ nhất, người phương Tây dễ lẫn lộn giữa khái niệm văn hóa và chủng người. Có nghĩa là không có sự khác biệt nhiều giữa người châu Á và người Nhật. Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Nhật Bản dễ bị nhầm lẫn với nhau.

Ảnh http://hirobuchi.com/archives/2005/07/post.html

Thứ hai, sự xa xôi cách trở về mặt địa lý. Những tựa đề như “Bạn biết không? Trào lưu này đang rất nổi ở Nhật” rất phổ biến, và đa phần là những trào lưu kỳ dị. Dù có thể người đọc sẽ nghi ngờ, nhưng họ đâu có cách nào để xác minh. Thực tế các trào lưu ấy là có thật, nhưng chưa chắc đã “nổi” như tựa đề, vì thậm chí nhiều người Nhật cũng không hề biết.

2. Sản phẩm copy-paste

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó và số người đọc hiểu được tiếng Nhật rất ít. Do đó, các nguồn thông tin từ trang nước ngoài thường là sản phẩm xào nấu lại của các trang khác, có thể không phải là từ nguồn tin đáng tin cậy tiếng Nhật.

Ảnh トレンドマニア

Cũng có thể từ một nguồn tin tiếng Nhật, các trang báo sẽ dịch sang nhiều tiếng khác nhau, và đó là lúc hiện tượng “tam sao thất bản” ra đời.

Bạn sẽ không biết được liệu thông tin mình đang đọc giữ lại được bao nhiêu % sự thật.

Chúng ta đang sống trong thời đại “khủng hoảng thừa” thông tin, vì thế người đọc nên tỉnh táo để biết được đâu là thông tin đúng và hữu ích.

3. Biết về Nhật Bản thông qua các sản phẩm tưởng tượng

Bạn có biết cụm từ Weeabo không? Đó là tập hợp những người nước ngoài “cuồng” văn hóa Nhật Bản. Đối với họ, tất cả những gì thuộc về Nhật Bản đều tuyệt vời, hàng Nhật là tốt nhất, người Nhật là văn minh lịch sự nhất, phim Nhật là hay nhất,… Chương trình truyền hình Nhật Bản mang tên 「日本好き外国人」(Nihon suki Gaikokujin) – Người ngoại quốc thích Nhật Bản là chỉ đến nhóm người này.

Ảnh 初当たり890円

Một trong số những nguyên nhân khiến các Weeabo phát cuồng vì Nhật là vì họ không cảm thấy thỏa mãn với quốc gia hiện tại của mình. Họ tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản chỉ thông qua Anime, Manga, phim truyện,…. các sản phẩm vẽ ra thế giới tưởng tượng khá hoàn hảo và thú vị về nước Nhật, do đó họ muốn tìm đến Nhật Bản như một “vùng đất mơ mộng” để cách ly bản thân với hiện tại. Đối với họ, Nhật Bản chính là nơi chứa “ánh sáng của hy vọng”, là “mảnh đất đổi đời”. Nhưng thực tế đôi khi lại khá thất vọng.

Chưa một lần đến Nhật, nửa chữ tiếng Nhật cũng không biết, chỉ cần biết Nhật Bản khác với quốc gia hiện tại của họ, đó là lý do vì sao nước Nhật càng kỳ quái lại càng dễ gây thu hút với các Weeabo.

Tóm lại

Các thông tin sai lệch về nước Nhật dễ lan tỏa bởi người đọc nước ngoài luôn tìm kiếm ở Nhật sự khác biệt, điên cuồng, kỳ lạ,… Điều này gây ra hai cảm giác, một là kích thích hai là sợ hãi, xa lạ. Nửa muốn đến Nhật trải nghiệm, nửa lại sợ hãi vì ngại không thích nghi được.

Ảnh Pinterest

Thế nhưng….

Người Nhật hiện nay đã chủ động hơn trong việc đưa thông tin đúng đắn của quốc gia mình ra khỏi biên giới quốc gia. Không chỉ số người nước ngoài đến Nhật tăng lên, số người Nhật làm việc ở nước ngoài cũng nhiều không kém. Một số trang thông tin về Nhật ở Việt Nam hiện nay có người Nhật quản lý và các cộng tác viên đang sống và làm việc ngay trên đất Nhật. Nhật Bản sẽ không còn xa lạ với phần còn lại của thế giới nữa, du lịch quốc tế của quốc gia này đang dần được thúc đẩy.

Hy vọng hình ảnh về Nhật Bản trong mắt người nước ngoài sẽ không bị bóp méo nhờ những chuyển biến tích cực trên. Khi Nhật Bản không còn xa lạ, việc du lịch đến Nhật và đích thân trải nghiệm nền văn hóa Nhật Bản sẽ không còn là “giấc mơ Nhật” nữa.

Tham khảo https://www.madameriri.com/2018/03/09/false-news-about-japan/

ALMOND

Cách thức share bài trên Fanpage Japo – Cổng thông tin Nhật Bản

Tin tức tội phạm tràn ngập, Nhật Bản có còn là quốc gia an toàn ?

Ngán ngẩm với hàng loạt tin tức phạm tội của người Việt trên đất Nhật cuối năm 2017

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: