Tại sao người Nhật cười nhiều thế? Cười cả trong những tình huống không đáng cười
Người nước ngoài thường phàn nàn rằng thật khó để biết người Nhật đang nghĩ gì, ngược với người phương Tây lúc nào cũng thẳng thắn thể hiện cảm xúc ra gương mặt. Một trong những biểu cảm gây khó chịu nhất của người Nhật chính là nụ cười. Người nước ngoài hay nhận xét “Người Nhật ít cười lắm”, thế nhưng tôi lại nghĩ chẳng ai cười nhiều như người Nhật.
Ảnh まぐまぐ!
Người Nhật không “Laugh”, họ “Smile”.
Laugh là hành động cười thành tiếng khi nghe được, thấy được cái gì đó buồn cười.
Smile chủ yếu biểu hiện qua sự thay đổi cơ mặt.
Khi người nước ngoài cười (Smile), họ đơn giản muốn truyền đi thông điệp “Tôi là người thân thiện và tôi muốn tương tác tốt với nhiều người”. Một nụ cười vô cùng cần thiết, đặc biệt trong các dịch vụ chăm sóc khách hàng, là cách hay nhất để truyền niềm vui đến người khác và xây dựng mối quan hệ.
Ảnh GATAG|フリー素材集 壱
Thế nhưng nụ cười của người Nhật có thể được lý giải tùy vào tình huống giao tiếp. Sở dĩ nụ cười của người Nhật đầy ẩn ý vì họ cười ở những tình huống mà người phương Tây không bao giờ cười.
Ví dụ, trong bản tin phỏng vấn những nạn nhân của thảm họa sóng thần động đất, một người đàn ông vừa cười vừa nói “Đồ đạc nhà cửa bay hết rồi…Khổ thật đấy !”. Đây chính là nụ cười “kiểu Nhật” điển hình – một nụ cười khá cay đắng. Thực tế, họ không cười trước hoàn cảnh hiện tại của mình, họ cười vì nghĩ cho cảm nhận của đối phương, đơn giản là “Tôi không muốn mọi người cảm thấy khó chịu vì nỗi khổ của mình”.
Người Nhật cũng cười khi họ ngượng ngùng hay thất vọng. Với người Nhật, nụ cười không đơn giản chỉ là biểu hiện cảm xúc, đó là nghĩa vụ xã hội đặt trong tương quan với những người khác.
Ảnh Framepool
Hội chứng “Nụ cười mặt nạ” – Nụ cười không thể ngừng
Cười để làm người khác thoải mái có thể là một điều tốt, thế nhưng nếu vượt quá giới hạn sẽ trở thành bệnh, gọi là hội chứng “nụ cười mặt nạ”. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở Nhật, cười bất chấp cảm xúc, dù đang buồn, tuyệt vọng, phấn khích hay giận dữ – nụ cười không hề thay đổi về mặt sắc thái và mức độ, như thể bạn đeo lên mặt một chiếc mặt nạ cười và không thể gỡ nó xuống.
Ảnh Playbuzz
Tất nhiên ở các nền văn hóa khác, cười cũng là một chuẩn mực xã hội chứ không hẳn là trạng thái cảm xúc, nhưng mức độ vẫn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản.
Bạn có biết, não bộ điều khiển cơ mặt, khiến bạn cười, nhưng nụ cười cũng có thể tác động ngược lại bộ não. Nếu bạn cười nhiều, não bộ sẽ nghĩ rằng bạn đang vui và không có những điều chỉnh cần thiết để cân bằng cảm xúc. Khi buồn phải khóc, khi giận phải cau mày,… dần dần những biểu hiện tự nhiên này sẽ biến mất, khi đó nụ cười sẽ làm mất hệ cân bằng cảm xúc và khiến bạn phát điên. Thậm chí nhiều người đã áp lực đến mức tìm đến cách tiêu cực nhất là tự sát.
Nụ cười Nhật Bản khiến nước Nhật yên bình và thân thiện?
Ảnh 毎日キレイ
Ấn tượng của khách du lịch nước ngoài khi đến Nhật là họ cười nhiều quá. Nụ cười Nhật Bản đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó, truyền đi niềm vui đến những người khác, khiến đất nước này thật thân thiện và yên bình. Dù rằng bên trong thực sự không yên bình và thân thiện đến vậy.
Sẽ thật tuyệt vời nếu khi sử dụng dịch vụ nhận được nụ cười thân thiện từ các nhân viên, khi đó bất giác, bạn cũng sẽ cười với họ. Một xã hội như vậy, ai mà chẳng khao khát.
Thế nhưng, đừng để nụ cười chân thành thân thiện ấy biến thành mặt nạ, đánh lừa những cung bậc cảm xúc còn lại. Mọi cảm xúc đều tồn tại trong chốc lát. Có lúc vui cũng phải có lúc buồn lúc chán lúc giận dỗi, ưu tư, thế mới là một con người khỏe mạnh.
Người lúc nào cũng u sầu là không tốt, mà người khi nào cũng cười vui vẻ cũng chẳng phải là hay.
ALMOND