Clip lấy đi nước mắt và sự đồng cảm của nhiều người- Cảnh báo về các công ty đen ở Nhật

“Quá sáng tạo, quá xuất sắc”

Đó là những lời khen ngợi dành cho Clip Flipbook đang rất nổi tiếng trên mạng xã hội của một nghệ sĩ người Nhật. Thế nhưng tác phẩm này không chỉ được đánh giá cao về tính sáng tạo mà còn bởi nội dung vô cùng sâu sắc.

Ảnh https://twitter.com/shin___geki

Làm thêm giờ là hiện tượng ăn sâu vào gốc rễ của giới văn phòng Nhật Bản, trở thành một phần trong nền văn hóa của đất nước này. Bên cạnh thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự nghiêm túc của người Nhật trong công việc, văn hóa làm thêm giờ còn phản ánh một mặt trái khác của xã hội Nhật Bản.

Đó là sự tồn tại của các burakku kigyo (công ty đen). Đây là khái niệm về những công ty với chế độ bóc lột, đày đọa nhân viên cả về tinh thần lẫn thể xác. Hệ thống làm thêm giờ của mô hình công ty như vậy rất khắc nghiệt (làm thêm giờ thường xuyên và không trả lương), bắt nạt nhân viên, đe dọa hủy hoại tiếng tăm, sự nghiệp của những người đề xuất nhu cầu nghỉ việc. Công ty đen chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Karaoshi (chết vì kiệt sức do công việc) rất phổ biến trong xã hội Nhật Bản.

Ảnh A Rinkya Blog

Tuy tình trạng này không mới, nhưng không phải ai cũng ý thức rõ tầm nghiêm trọng của vấn đề, cũng như số vụ được đưa ra ánh sáng chỉ là một phần nhỏ trong bóng đen khủng hoảng bao trùm lên giới văn phòng Nhật Bản. Nghệ sĩ người Nhật Shinrashinge (@shin___geki) đã rất nghiêm túc trong việc nhìn vào vấn đề không mới nhưng vô cùng phổ biến này, nhầm đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các công ty đen.

Ảnh https://twitter.com/shin___geki

Qua đoạn Video tựa đề “Nô lệ công ty”, Shinrashinge đã khiến người xem phải đắm chìm và rơi nước mắt vì câu chuyện của một nhân viên mẫn cán nhưng bất hạnh khi rơi vào vòng xoáy nô lệ của các công ty đen.

Sử dụng biện pháp thay đổi khung nền và hiệu ứng âm thanh, đoạn Video của người Nhật thực hiện nhưng bạn không cần biết tiếng Nhật vẫn có thể xem và cảm nhận đầy đủ ý đồ của tác giả. Thỉnh thoảng cũng có một vài đoạn hội thoại và ký hiệu được thêm vào để nhấn mạnh cho mạch truyện.

Ảnh https://twitter.com/shin___geki

Câu chuyện kể vể một nhân viên trung thành đã dành cả ngày dài lẫn đêm muộn để phục vụ cho công việc, thế nhưng đó lại là môi trường công ty độc hại. Trên tấm bảng trắng nổi bật dòng chữ “Làm việc cho đến chết” bị gạch bỏ, thay vào đó là Slogan “Làm việc cho dù bạn chết đi”.

Thậm chí có những Slogan còn giàu tính “hy sinh” (nhưng thiếu thực tế) hơn như “Tự hào vì công việc của bạn, tự hào vì trở thành nô lệ công ty” hay “Chỉ có 24 tiếng một ngày, vì thế hãy gộp 3 ngày làm việc vào cùng 1 ngày”.

Thật quá vĩ đại nhưng ngu xuẩn.

Kỷ luật, đúng giờ là trách nhiệm của nhân viên thế nhưng có cần phải đến mức “Trễ giờ là mất việc” hay “Xuất hiện ở văn phòng đúng giờ hoặc rời đi ngay lập tức”?

Phần cuối của Video là một đoạn hội thoại qua điện thoại. Anh chàng “mẫn cán” có thêm đồng nghiệp mới. Người đồng nghiệp này rời khỏi văn phòng lúc khuya muộn sau khi tăng ca, trớ trêu thay, người này bị xe đụng ngay bên ngoài công ty (Đây là minh họa cho những nguy hiểm chực chờ khi bạn rời văn phòng trong tình trạng kiệt sức vào đêm muộn).

Cuối Video, nhân vật chính cảm thấy bị cuộc đời nghiền nát và cố gắng tự sát để tìm kiếm tự do trong tuyệt vọng. Thế nhưng anh ta không thể làm điều đó vì cuộc gọi của người đồng nghiệp, cô nói rằng “Tôi biết rằng rất khó khăn, nhưng hãy cố hết sức, vì tôi cũng đang cố gắng hết sức”.

Dù nội dung vô cùng ảm đạm, đoạn Clip đang được chia sẻ rất nhiều trên Twitter Nhật không chỉ vì hình thức sáng tạo mà còn bởi nó phơi bày được hiện thực khắc nghiệt của giới làm thuê ở Nhật.

Các comment liên quan đến việc khuyến khích về nhà đúng giờ, mặc kệ có phải bị đuổi việc hay chuyển công tác. Ngoài ra các Twitter cũng quan tâm đến việc Chính phủ nên gây áp lực lên các công ty để chấm dứt tình trạng giờ giấc làm việc khắc nghiệt. Thế nhưng ai cũng biết rằng bản chất của công ty không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có biện pháp về lâu về dài.

Nếu bạn đang gặp khó khăn vì quá tải trong công việc, hãy ghé qua trang mạng xã hội của Shinrashinge để thưởng thức những tác phẩm flipbook khác của họa sĩ. Ở đây bạn sẽ nhận được sự đồng cảm chia sẻ và được giải trí bằng các tác phẩm nghệ thuật rất đáng yêu nữa đấy !

Twitter

Instagram

 

M.E.O

Phía bên kia ánh sáng: loạt tranh minh họa khiến tất cả chúng ta giật mình thảng thốt nhìn lại đời mình

Tranh minh họa: Sự khác nhau giữa người Nhật và người Mỹ

Những nguyên tắc để không mất mặt  khi đến Nhật Bản ngắm hoa Anh Đào

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: