Tiếng khóc vọng ra từ con tàu nghiên cứu khoa học của người Mỹ trên đất Nhật sau chiến tranh
Như các bạn đã biết, Nhật Bản là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, sau đó bị lực lượng Đồng Minh, bấy giờ là Hoa Kỳ tạm thời chiếm đóng.
Những người chiến đấu trong quân đội Nhật Bản bị đối xử như tội phạm chiến tranh và lãnh án phạt. Trong khi lính Mỹ hiên ngang bước trên đường phố Nhật Bản, diễu võ dương oai .
Trước hoàn cảnh đất nước “thảm bại”, đó là một câu chuyện buồn về những đứa trẻ đáng thương.
“Lúc đó, tôi đã không thể làm gì cả…”
Câu chuyện được kể lại bởi anh Yamamoto đang làm việc tại thành phố cảng thuộc vùng Kansai sau khi chiến tranh kết thúc.
Cho đến lúc này, tiếng hét cầu cứu của những cô bé ấy vẫn còn vang vọng trong trí nhớ của anh.
Anh Yamamoto làm công việc khuân vác hành lý chất lên tàu. Chủ yếu là của những nhà khoa học từ Mỹ đến Nhật để tiến hành các thí nghiệm, đồng thời mang những động vật quý hiếm ở Nhật về nước nghiên cứu.
Ngoài ra, anh còn đảm đương trách nhiệm kiểm tra các hàng hoá đã được đóng gói hết chưa, hay còn sót lại thứ gì?
Một lần, anh chợt nghe thấy tiếng khóc từ một trong những chiếc thùng vọng ra.
Ảnh minh hoạ: dauhieuthoidai.blogspot.com
Anh lén nhìn vào mới thấy trong những chiếc thùng ấy chứa chừng 20 đứa trẻ, độ tuổi từ 10-14, cả người trần trụi bị trói và nhồi nhét vào.
Nếu là những vị khách lên tàu để về lại nước thì đã bước hẳn lên boong tàu, đằng này lại bị xem là vật thí nghiệm và nhét đầy vào chiếc thùng để mang đi khỏi lãnh thổ Nhật Bản thì… thật man rợ.
Không thể đứng nhìn những đứa trẻ đáng thương trở thành miếng mồi cho bọn khoa học điên rồ, anh quyết định cứu 20 đứa trẻ thoát khỏi “địa ngục”.
Thế nhưng… anh đã chẳng thể làm được.
Đã là nước bại trận thì dù bị nước thắng trận chà đạp đến mức nào cũng không được phép “đứng lên”. Có lẽ cha mẹ những đứa trẻ này cũng đứt ruột nhìn con mình bị đưa đi mà không thể làm gì, thậm chí không có quyền tranh giành sự sống.
Ngay cả cảnh sát cũng vậy, huống hồ là một anh nhân viên quèn như Yamamoto.
Những cô bé ấy ra sao sau khi lên chiếc thuyền ấy, đến nay vẫn không ai biết được. Từ sau sự kiện đó, anh bảo rằng mình không còn lòng tin vào thánh thần và lẽ công bằng nữa. Chỉ còn lại một nỗi buồn chiến tranh và nỗi ân hận gặm nhắm trái tim anh từng ngày.
Chiến tranh, chẳng ai muốn nó tái diễn một lần nữa, nhất là những người Nhật lớn lên trong tình hình nước Nhật hỗn loạn và đầy rẫy niềm đau buổi ấy.
Kengo Abe
Chuyện về 1 phụ nữ, 32 người đàn ông trên đảo, nỗi buồn chiến tranh và bài học cuộc sống
Khủng hoảng Snack ở Nhật, người dân tranh giành từng gói khoai tây chiên