Nhật Bản- quốc gia “siêu tái chế” – Thậm chí những món đồ bỏ đi này mà cũng mang lại món hời lớn
Tâm lý khách hàng ai cũng muốn mua đồ mới, đồ tốt. Thế nhưng ở Nhật bạn có thể bán đi những món đồ cũ mà không sợ không có người mua.
Đầu tiên là khăn cũ.
Ảnh https://kurashinista.jp/articles/detail/22816
Bạn không thể bán những chiếc khăn cũ đã sử dụng theo từng cái được, hãy tập hợp nhiều cái lại và bán theo set (ít nhất cũng từ 10 cái trở lên). Những chiếc khăn này có thể được dùng để làm vải che bụi.
Nếu được, có thể chất vào thùng carton và đấu giá trên mạng.
Lõi giấy vệ sinh
Ảnh https://kurashinista.jp/articles/detail/22816
Những chiếc lõi còn thừa sau khi dùng hết giấy vệ sinh, những tưởng vô giá trị nhưng lại có thể mang lại món hời lớn đấy.
Giá thị trường cho 100 chiếc lõi như vậy là từ 400-500 Yên. Có rất nhiều người mua lõi giấy vệ sinh vì những mục đích riêng, ví dụ như làm đồ trang trí trong nhà.
Ảnh https://4yuuu.com/articles/view/84901
Trẻ em Nhật Bản thường được giao bài tập hè là làm những món đồ thủ công đơn giản. Đôi khi tận dụng vật dụng trong nhà thôi chưa đủ, chúng phải đi mua thêm. Đó là lúc những chiếc lõi vô dụng kia phát huy tác dụng.
Tem dùng rồi
Ảnh https://romankaitori.jp/used-stamp
Chắc bạn cũng biết có rất nhiều người có thú vui sưu tập tem, nhưng họ chỉ thích sưu tập những loại cổ và hiếm. Vì thế họ sẽ tìm đến những nguồn tem đã sử dụng thay vì mua mới.
Ngoài ra bán tem cũ còn là một hình thức làm từ thiện. Ở Nhật có rất nhiều tổ chức làm nhiệm vụ thu thập tem cũ, bán cho những người có thú vui sưu tập, quyên góp tiền và gửi ra nước ngoài để hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn.
Bán 5000 tem cũ, bạn đã có thể mua được toàn bộ sách giáo khoa trong 1 năm cho 1 sinh viên điều dưỡng ở Tazania.
Khi tham gia tổ chức từ thiện này, người ta sẽ đưa ra cho bạn hạn mức số tem bạn phải thu thập. Nếu không tìm đủ, bạn sẽ phải mua nó ở các trang đấu giá trên mạng. 1 ký tem khoảng tầm 1500 Yên đến 2000 Yên.
Giấy gói Ekiben (Cơm hộp ở nhà ga)
Ảnh http://kfm.sakura.ne.jp/ekiben/34hiroshima_miya.htm
Người Nhật ai cũng đi tàu, có những chặng đường rất dài do đó họ phải dùng những hộp cơm gọi là Ekiben (cơm hộp nhà ga). Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng rất thú vị của người Nhật.
Sau khi dùng xong cơm, giấy gói Ekiben sẽ biến thành rác. May mắn thay, nhiều người có thú vui sưu tầm giấy gói này.
Tùy vào số lượng và theo mùa mà giá bán giấy gói này dao động khác nhau.
Nhật Bản – Quốc gia có thể tái chế tất cả mọi thứ, nhằm mục đích đem lại một nơi văn minh – sạch sẽ để sinh sống. Bạn đừng vội vứt đi những thứ bạn coi là rác nhé, vì có thể ai đó sẽ trả tiền cho bạn để mua nó đấy.
Kengo Abe
Huy chương Olympic 2020 được làm từ smartphone tái chế
Cặp vợ chồng Nhật kiếm được 60 tỉ một năm nhờ hộp thực tế ảo tái chế
Mách bạn cách thưởng thức Hoa Anh Đào đúng điệu tại khu vườn Kenrokuen 3 sao Michelin