Urashima Taro nghiện cần sa, Momo Taro không sinh ra từ trái đào -Tìm về những nguyên tác “kinh dị” của truyện cổ tích Nhật Bản
Truyện cổ tích luôn được xây dựng trên cốt truyện trần trụi, thậm chí kinh dị và tàn nhẫn. Đó là điều chắc hẳn bạn đã biết khi tìm hiểu những góc khuất sau truyện Tấm Cám, Cinderella hay Bạch Tuyết và bảy chú lùn…
Và truyện cổ tích Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Dưới đây, hãy cùng đến với 3 nguyên tác “té ngửa” nhất trong kho tàng truyện cổ Nhật Bản nhé!
1/ Cậu bé trái đào – Momo Taro
Là câu chuyện cổ tích vô cùng phổ biến ở Nhật đến nỗi hầu như em nhỏ nào cũng thuộc lòng.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc bà lão nọ đi giặt đồ bên suối vô tình bắt gặp một trái đào. Ông bà lão đem về bổ trái đào ra thì thấy một cậu bé. Sau này chính cậu bé ấy trở thành anh hùng diệt quỷ cứu cả ngôi làng.
Câu chuyện được đăng trên sách giáo khoa từ năm 1887. Tuy nhiên trước đó, nó lại được biết đến với một nội dung hoàn toàn khác, khá trần trụi và không phù hợp với trẻ em.
Ảnh: https://youtu.be/8SA4AgRe3_U
Đó là, một hôm bà lão nhặt được một trái đào, bà cùng ông lão bổ ra thì bất ngờ cả hai được hồi xuân, trẻ lại như thời đôi mươi. Thế là với sức trai tráng, hai người đã hạ sinh một em bé. Đặt tên là Momo Taro.
Đến thời Meiji, để kể lại cho học sinh, người ta đã thay đổi cốt truyện cho phù hợp, và từ đó, biến thể này đã đi vào sách giáo khoa và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
2/ Urashima Taro
Nhắc đến truyện cổ tích Nhật Bản không thể không bàn đến Urashima Taro. Anh ngư dân cứu chú rùa và được chú rùa mang ơn chở xuống Thuỷ Cung hưởng thụ bao nhiên món ngon vật lạ. Lúc quay trở lại, anh không nghe lời công chúa đã mở chiếc hộp cấm ra và già đi bằng với số năm anh rời trần thế.
Ảnh: https://tosidensetu.net/archives/378
Và một lần nữa, nguyên tác cũng khiến chúng ta thất vọng vì thực tế mà nó mang đến. Đó là, con rùa mà Urashima Taro cứu thật ra là một cô gái, bị đám đàn ông vây quanh đòi bắt về. Sau khi được ân nhân cứu mạng, Nàng Kame (Kame nghĩa là rùa, nhưng trong một “diễn biến khác”, đây là tên một cô gái) đưa Ushima Taro một nơi gọi là Thuỷ Cung, nhưng thực ra đây lại là lầu xanh. Ở đây, Urashima Taro dần bị chìm đắm trong tửu sắc, và nghiện ngập vì cần sa.
3/ Kachi Kachi Yama
Truyện kể về một chú chồn Nhật quậy phá ruộng và bị ông lão bắt về nhà. Bà lão thấy vậy thương tình cởi trói thả chú chồn về rừng, ai ngờ chú này đánh bà lão và bỏ chạy. Tuy nhiên, vì sự vô ơn này mà chú bị các động vật khác trong khu rừng chống lại. Như bị thỏ đốt quần áo, bị cá chép quật lật thuyền.
Một câu chuyện dạy cho chúng ta về lòng biết ơn thật ý nghĩa.
Thế nhưng… đằng sau chú chồn nham hiểm này là cả một âm mưu. Người ta nói rằng, thực ra, sau khi được bà lão thả ra, tên này trở mặt dùng chiếc rìu bổ vào đầu bà lão một nhát, chết ngay tại chỗ. Chưa hết, nó còn băm bà ra để nấu món súp gọi là “Baabaa jiru” – Súp bà lão.
Ảnh: https://youtu.be/_ACkp-M8u7E
Đến khi ông lão trở về, nó bèn biến hình thành bà lão và cho chính người chồng nếm thử món Súp hầm từ xác vợ mình. Sau khi ông này uống vào, con chồn mới lộ nguyên hình và bảo với ông rằng, ông vừa ăn chính thịt hầm từ người vợ yêu quý. Bấy giờ ông lão mới nhận ra, sốc nặng khiến ông lên cơn đau tim mà chết..Thật kinh khủng…
4/ Ba chú heo con
Tuy đây là câu chuyện được mượn từ nước ngoài. Kể về 3 chú heo cùng xây 3 căn nhà để ngăn chó sói. Chú heo lớn nhất xây nhà rơm, chú thứ hai xây nhà gỗ, và chú còn lại xây nhà gạch. Trong khi hai chú heo ở nhà rơm và gỗ bị chó sói phá nát thì ngôi nhà gạch của chú út lai kiên cố đến nỗi chó sói không thể làm gì. Thấy vậy, 3 anh em cùng vào nhà chú út cùng chung sống và không còn sợ chó sói làm phiền.
Ảnh: https://youtu.be/2p8JcwAOVmo
Thế nhưng nguyên tác lại không hề “màu hồng” như thế. Tương truyền rằng, sau khi phá nát hai ngôi nhà đầu tiên, chó sói ăn thịt cả hai anh em đó tại chỗ. Đến ngôi nhà thứ 3, vì không phá được nên chú này bèn leo theo đường ống khói. Nhưng bất ngờ trượt chân rơi xuống nồi nước sôi mà chú út đã chuẩn bị. Và… sau cùng chính con chó sói trở thành miếng mồi ngon cho bữa tối của chú heo út.
Có lẽ càng ngày tôi càng không thể nào tin vào truyện cổ tích được nữa rồi.
Chee