Bài ‘đánh giá giai cấp’ khắc nghiệt của giới học sinh Nhật, Hàn khiến tỷ lệ tự tử dưới 20 tuổi tăng cao

Ít ai biết được rằng giới học sinh Nhật và Hàn ngày nay sử dụng những đồ vật bình thường để làm thước đo phân chia giai cấp.

Vào năm 2015, tỷ lệ tự tử dưới 20 tuổi ở Nhật Bản chiếm 2,4% trong tổng tỷ lệ 15,4% tức trên 100,000 người tự tử mỗi năm tại Nhật. Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ tự sát cao nhất trong nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh, Mỹ, Nhật). Lý do dẫn đến việc tử tự của học sinh Nhật một phần xuất phát từ lí do các học sinh này không vượt qua được “bài kiểm tra giai cấp” của những người bạn cùng lớp.

Cụ thể, học sinh cấp I sẽ đánh giá ai có thể chơi cùng khi nhìn vào chiếc balo mà cô, cậu bé đó đang đeo. Ở Nhật, học sinh cấp I phải mua một chiếc ba lô thực sự đắt tiền vì sẽ mang nó suốt 6 năm. Nếu bạn đeo một chiếc balo “dỏm” và thay đổi chúng nhiều lần thì bạn sẽ bị bạn bè xung quanh dè bỉu và xa lánh.

Học sinh cấp I trên khắp Nhật Bản mang ba lô da gọi là “randoseru”. Theo truyền thống, trẻ em sử dụng một trong hai màu: đen cho con trai, và đỏ cho con gái.

Biểu đồ cho thấy tỉ lệ tự tử ở người Nhật độ tuổi 20 trở xuống không hề giảm mà còn tăng nhẹ sau 10 năm.

Vì muốn con được tôn trọng và hòa nhập với bạn bè, giới phụ huynh Nhật sẵn sàng chi một số tiền khá lớn để mua cho con một chiếc cặp da đắt đỏ. Có những chiếc cặp da giá lên đến 95,040 yên (tương đương 21,000,000 VND).

Chiếc cặp da này có giá 62,640 yên (tương đương 13,800,000 VND).

Thậm chí có những chiếc cặp da lên đến 95,040 yên (tương đương 21,000,000 VND).

Các “ông trùm” thời trang trên thế giới như Puma, Nike đã “bắt thóp” được điểm yếu của giới phụ huynh Nhật. Hãng nhanh chóng tung ra thị trường vô số mẫu cặp sang chảnh và sành điệu được nhiều người săn đón. Tuy nhiên giá của những chiếc cặp này đều tầm vài chục triệu đồng, khiến không ít vị phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ.

Với thiết kế nhỏ gọn Nike cho ra mắt chiếc cặp da với giá $548 (tương đương 12,700,000 VND).

Cặp da Puma này có giá $600 (tương đương 14,000,000 VND).

Phụ kiện đắt tiền luôn là ưu tiên hàng đầu của giới học sinh thượng lưu Nhật Bản.

Một chiếc cặp da thời thượng, một chiếc ván trượt sẽ làm cho bạn trở nên thật phong cách và nổi bật trong trường.

Các “cậu ấm, cô chiêu” được đưa rước bằng những chiếc xe đắt đỏ nhất.

Theo Lostbird

Cuộc thi sắc đẹp trường học – mảnh đất phát triển màu mỡ hay ngòi nổ cho nạn bắt nạt học đường?

Phải chăng thầy cô đang là nạn nhân của vấn nạn bắt nạt học đường mới tại Nhật?

Nữ sinh Nhật Bản nhảy vào đoàn tàu sau một năm bị bắt nạt ở trường

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: