“Cặp chúng em nặng lắm thầy cô ơi!” – học sinh Nhật bức xúc lên tiếng về tình trạng “quá tải” hiện nay

Như các bạn đã biết, học sinh tiểu học Nhật được trang bị chiếc cặp đặc biệt ôm sát phần cột sống nhằm chống tình trạng gù lưng ở các em nhỏ – Randoseru. Chiếc cặp có giá từ 8 triệu đồng đến 20 triệu đồng từng gây sốt và được các bậc phụ huynh Việt Nam “lùng sục” cho con em mình.

Tuy nhiên, lên đến trung học, một số trường học cho phép học sinh tự do chọn loại cặp mình thích, nhưng còn lại hầu như loại cặp mà các em sử dụng là cặp xách một bên. Nhìn chung có 3 loại vải (xanh biển) , da (nâu nhạt) và da bò (nâu đậm).

Ảnh: https://www.palmie.jp/lessons/15

Bộ đồng phục, chiếc cặp học sinh, tất cả làm nên một thế giới học đường Nhật Bản lung linh trong mắt các Fan quốc tế. Thế nhưng, mấy ai biết rằng, học sinh trung học Nhật đang phải đối mặt với một vấn đề liên quan đến chính chiếc cặp: đó là cặp… sao mà nặng quá!

Học sinh cấp 2

Dưới đây là Video một nhóm học sinh trung học thực hiện để trình bày trước hội đồng nhà trường về vấn đề cặp của các em hiện nay quá nặng bởi sách vở và dụng cụ học tập.

Đầu tiên, các em cân thử trọng lượng cặp của 1 em học sinh. Lưu ý rằng học sinh Nhật đến trường không chỉ mang cặp mà còn dụng cụ sinh hoạt câu lạc bộ và cặp đựng dụng cụ viết Kanji, bình nước, hộp cơm… Tất cả cộng lạị, các bạn nghĩ cân nặng tối đa của chúng là bao nhiêu? Vâng, 18,4kg, tương đương với 9 bình nước 2 lít.

Để chỉ rõ nguyên nhân, các em đã công khai mọi thứ trong chiếc cặp “bé nhỏ” của mình.
Tất cả là sách giáo khoa và từ điển, những thứ cần thiết cho việc học ở trường và cả lúc làm bài tập ở nhà.

Tuy nhiên vì lượng sách dành riêng cho một môn học quá nhiều và kích thước sách giáo khoa ngày nay cũng lớn hơn nhiều so với trước đây gây áp lực cho học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguồn: YouTube

Một số các học sinh khác cũng lên tiếng:

“Vì cặp quá nặng nên lúc đi có cảm giác muốn bật ngửa ra sau.”

“Nhiều lúc lên dốc mà thở không nổi, ngày nào cũng thấy thật đau khổ”

“Vai bị đau nhức vì nhà xa mà phải đi bộ đến trường”

“Nhiều lần bị nhầm là nhân viên giao hàng”

Trước tình trạng này, nhiều phụ huynh cũng lên tiếng vì nhìn thấy con mình khổ sở. “Đang trong quá trình phát triển mà, tôi lo rằng lưng của con mình sẽ xảy ra vấn đề gì đó mất”.

Ngay cả chuyên gia sức khoẻ cũng nhận định việc mang cặp quá nặng không chỉ tác động đến vai mà còn gây ra nhiều bệnh lý như đau đầu, chóng mặt… gây kết quả không tốt đến học tập.

Ảnh cắt từ YouTube https://youtu.be/JyB7hXlaXQo

Và giải pháp được các em học sinh đưa ra đó là nên để lại sách vở không cần thiết tronng ngăn bàn hoặc tủ cá nhân.
Tuy nhiên, biện pháp này có thực sự mang lại hiệu quả khi nhiều học sinh lười biếng cố tình mang chuyện “đã để sách tại lớp cho nhẹ cặp mà không làm được bài tập về nhà” để chống chế. Đây là điều mà các nhà giáo dục tại nhiều trường trung học lo ngại. Thế nhưng, giữa lòng tin và sức khoẻ của các em, người lớn phải chọn 1 trong 2. Nói đi cũng phải nói lại, để giải quyết triệt để vấn đề thì việc xây dựng lòng tin cho giáo viên là điều các em cần chú trọng. Mỗi em cần có ý thức học tập cho mình, cùng với thói quen sắp xếp bàn học, tủ cá nhân ngăn nắp.

Có như vậy thì căn bệnh cặp xách mới thôi là địa ngục đối với các em học sinh trung học Nhật Bản. Bạn có nghĩ như vậy không?

Học sinh cấp 3 

Đặc biệt, thế giới bên trong chiếc cặp của học sinh cấp 3 Nhật nhất là các bạn nữ, cũng là đề tài nóng hổi và gây xôn xao cộng đồng học sinh quốc tế thời gian trước. Bạn có thể tra các từ khoá liên quan đến JKの バッグの中身 để tìm được nhiều thông tin và hình ảnh thú vị.

Khác với chiếc cặp của học sinh trung học cơ sở đã được giới thiệu trên đây, cặp của nữ sinh cấp 3, được cho là ít nặng về sách vở nhưng lại nhồi nhét muôn vàn thứ chẳng liên quan đến việc học.

Chưa kể đến bên trong, thoạt nhìn mặt ngoài, bạn sẽ thấy đặc trưng của cặp nữ sinh Nhật đó là nét DỄ THƯƠNG. Một nữ sinh nhất định phải tìm cho mình một nhân vật hoạt hình xinh xắn để lấy đó làm phong cách xuyên suốt cho chiếc cặp. Từ đó, những chiếc móc khoá lủng lẳng đầy màu sắc được dắt đầy trên quai cặp, hay huy hiệu dán kín cả mặt ngoài cũng là xu hướng dễ dàng nhận thấy ở một số JK.

Về bên trong, nhìn vào hình ảnh dưới đây, các bạn sẽ thấy, tuy tập vở ghi chép chỉ vỏn vẹn một cuốn duy nhất, nhưng ngoài ra, những thứ kém liên quan lại đầy ắp như: ví đựng đồ trang điểm, lược, khăn tay, thun buộc tóc, gương, điện thoại (dù một số trường quy định cấm mang điện thoại đến trường)…

Ảnh: https://matome.naver.jp/odai/2142370102786205101?page=2

Thậm chí bạn nữ dưới đây còn mang cả thiết bị phát Wifi đi học…

Ảnh: https://matome.naver.jp/odai/2142370102786205101?page=2

Thậm chí, thời gian trước, chuyện mang quà bánh đến trường của nữ sinh Nhật đã được rất nhiều phương tiện truyền thông đưa tin. Những viên kẹo đáng yêu, hay bánh để ăn vặt trong giờ giải lao…Thế nhưng đến nay có lẽ phong trào ấy cũng đã dịu đi ít nhiều.

Ảnh: http://photozou.jp/photo/show/1742123/94111421

Kể đến Top 10 món đồ hầu như nữ sinh nào cũng mang, có thể kể đến:

1.Băng dính đáng yêu

2.Khăn tay

3.Khăn giấy bỏ túi

4.Khăn ướt

5.Thuốc đau đầu

6.Dây buộc tóc

7.Dù gấp

8.Bánh kẹo

9.Kim chỉ

10.Kem dưỡng da tay

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến chiếc cặp của học sinh Nhật Bản. Đừng nghĩ rằng tất cả xuất hiện trong Anime, phim ảnh đều màu hồng nhé, càng đào sâu càng thấy nhiều bất cập đang nổi cộm và đang hằng ngày đè nặng lên đôi vai của các em học sinh chẳng hạn như bệnh cặp xách vậy!

Chee

Vật dụng bắt buộc của học sinh tiểu học, được ưa chuộng tại Việt Nam

Trẻ tiểu học Nhật được dạy về “Vùng kín” và cách “Tạo ra em bé” như thế nào?

Trường tiểu học với chương trình đào tạo giết người, tồn tại gần 50 năm vì lý do…

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: