Kỳ lạ nghề xếp hàng thuê ở Nhật: Làm việc liên tục 8 tiếng không dám ăn uống, có ngày kiếm được tới hơn 10 triệu đồng
Hoạt động kinh doanh xếp hàng thuê hiện là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều công ty dịch vụ ở Nhật Bản.
Việc xếp hàng vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Nhật Bản. Chỉ cần xem bất kỳ chương trình tivi nào cũng đều thấy những bản tin nói về hàng dài người xếp hàng bên ngoài cửa hàng mỳ ở hầu hết các ngày trong tuần… Nhưng kỳ lạ hơn là thậm chí có những người có thể kiếm được tiền nhờ hiện tượng này.
Với rất nhiều benriya (những công ty dịch vụ tiện ích) quanh nước Nhật vốn nhận làm thuê bất kỳ công việc nào miễn là hợp pháp thì hoạt động kinh doanh xếp hàng thuê hiện là một trong những nguồn thu nhập chính của họ.
Hiroshi Miyauchi, 48 tuổi làm việc tại một công ty benriya có tên Jimoshi đã 3 năm. “Có tới 20% công việc của chúng tôi là xếp hàng cho khách hàng như mua vé cho một buổi hoà nhạc, mua một món đồ mới ra của một thương hiệu nào đó …”.
Làm việc 8 giờ liên tục không dám ăn uống
Thông thường trung bình những người như Hiroshi xếp hàng trong khoảng 6 giờ và thu về được khoảng 15.000 yen. Tuy nhiên, cũng không ít lần họ phải xếp hàng trong hơn 72 giờ để mua được những sản phẩm của thương hiệu đặc biệt từ những nhà mốt như Hermes.
Phía công ty thậm chí còn giảm giá cho những kèo xếp hàng lâu như 51.000 yen cho 24 giờ.
“Buổi tối rất khó khăn, đặc biệt khi vào mùa đông, mưa hoặc tuyết hoặc cả hai. Thậm chí khi những người đứng trước hoặc sau tôi đã bỏ cuộc thì tôi cũng không thể làm vậy bởi đó là công việc. Thật khó khăn”.
Kỳ lạ nghề xếp hàng thuê ở Nhật: Làm việc liên tục 8 tiếng không dám ăn uống, có ngày kiếm được tới hơn 10 triệu đồng – Ảnh 1.
Vào những buổi tối lạnh, Hiroshi nói rằng các đồng nghiệp sẽ mang cho anh đồ ăn nóng và một chiếc túi ngủ nếu phải ở đây qua đêm. Tuy nhiên khi trời mưa, kể cả những túi ngủ ấm áp nhất cũng không có tác dụng và anh sẽ phải vượt qua cả đêm với chỉ một cái ô.
Trong số tất cả những công việc xếp hàng thuê đã làm, Hiroshi nói rằng việc phải nộp đơn xin vào các trường mầm non tư nhân là tồi tệ nhất. “Tôi không hiểu tại sao các nhà trẻ lại tạo ra một hệ thống như vậy – chỉ nhận đơn xin nhập học của những người đến trước để rồi có người phải thuê chúng tôi xếp hàng 5 ngày liên tục, một ngày chia làm 3 ca mỗi ca 8 giờ”.
Mặc dù hệ thống rắc rối là vậy nhưng các trường mầm non lại tuyên bố cấm xếp hàng và phân giáo viên dẹp bỏ việc này. Điều đó khiến công việc của Hiroshi càng khó khăn.
“Khi giáo viên nhìn thấy, chúng tôi sẽ trốn vào một nơi như đằng sau cái cây và sau đó xếp hàng lại. Điều may mắn nhất là mọi người luôn lịch sự xếp hàng lại chính xác như lúc trước. Anh còn chia sẻ thêm rằng mọi người cũng hợp tác với nhau để thay phiên đi nhà vệ sinh hoặc tranh thủ ăn uống. Hiroshi nói rằng anh thường không ăn hoặc uống trong suốt ca xếp hàng – thường kéo dài 8 tiếng bởi việc đó gây rắc rối khi đi vệ sinh.
Những trải nghiệm thú vị
Công ty của Hiroshi hiện có 8 nhân viên – tất cả đều là nam giới ngoài ra còn có 500 thành viên đăng ký trong danh sách chờ việc. Những người này được gọi khi công việc yêu cầu lực lượng đông.
4 năm trước, khi công ty mới vừa bắt đầu và không có thành viên nào nào đăng ký, Hiroshi nói họ thường sử dụng những người vô gia cư sống trong công viên để thuê làm những việc cần gấp.
“Mọi thứ diễn ra khá ổn bởi những người này hạnh phúc vì có việc làm còn chúng tôi thì chỉ phải thuê họ với giá bằng nửa so với bình thường. Nhưng thật không may, sau đó có nhiều phàn nàn từ khách hàng khi chúng tôi để họ xếp hàng ở những cửa hiệu sang trọng”.
Công ty của Hiroshi cũng cung cấp những dịch vụ cao cấp như xếp hàng trọn gói bên ngoài các cửa tiệm để khiến khách hàng trông đông đúc hơn nhưng những yêu cầu như vậy tới không nhiều.
“Khi làm những việc như vậy tôi để ý thấy người qua đường cũng không mấy bận tâm lắm. Tôi nghĩ điều quan trọng là những món đồ phải thực sự hấp dẫn”.
Tuy nhiên, Hiroshi nói anh có thể chắc chắn rằng ít nhất 10 người đầu tiên xếp hàng ở trước cửa bất kỳ thương hiệu nào đều là từ những đại lý như anh.
Hiroshi còn chia sẻ về một điều thú vị trong công việc là những khi xếp hàng để có chỗ ngồi trong những phiên toà nổi tiếng
“Chúng tôi từng phải cử 12 nhân viên xếp hàng nhận ghế tại Toà án Aum Shinrikyo để xem phiên tòa xét xử Shoko Ashara vào năm 2004 khi ông ấy bị tuyên án tử. Lúc đó chúng tôi có được 2 vé”.
Hiroshi thừa nhận rất khó khăn để giết thời gian trong suốt quá trình xếp hàng. Những người như anh phải tìm cách đọc sách, chơi game hoặc trò chuyện tán gẫu với bạn bè qua mạng.
Đổi lại cho sự buồn tẻ đó, trung bình nếu kết thúc quá trình làm 3 giờ, một nhân viên bình thường của công ty Hiroshi sẽ được nhận khoảng 9.000 yên (tương đương khoảng gần 2 triệu VNĐ).
Đôi khi ngoài việc xếp hàng đơn thuần, Hiroshi còn nhận một công việc cần tới khả năng… diễn kịch.
Một công việc điển hình là dự đám cưới của khách hàng, đóng giả là bạn hoặc khách mời. Điều này thường xảy ra khi tình trạng mối quan hệ xã hội của cô dâu, chú rể không cân bằng hoặc khi một hoặc cả 2 bên không có nhiều bạn bè.
“Tôi từng tham dự một đám cưới với 70 khách nhưng hầu hết đều là nhân viên từ công ty tôi. Thật khó khăn khi lúc ấy tôi còn phải luyện cả bài phát biểu với tư cách là… sếp của chú rể”.
Những Oshiya hành nghề cực lạ ở Nhật Bản: Ngày làm việc 90 phút, công việc chỉ là ‘nhồi’ càng nhiều khách lên tàu điện càng tốt
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/Japantimes
Chỉ là quét lá thôi mà, có cần phải sáng tạo như vậy không?
Nghề làm đồ thủy tinh truyền thống ở Tokyo.
Những sự thật buồn cười về tàu điện và các ga tàu