Thí nghiệm cho thấy cây cũng có cảm xúc – lời cảnh tỉnh về vấn nạn bắt nạt tại Nhật Bản

“Đừng làm đau cây !”

“Cây gì mà biết đau !”

Có đấy bạn ạ, và chúng cũng có tình cảm giống như con người chúng ta vậy. Bạn có tin điều đó không?

Tôi không đoán bừa đâu mà có thí nghiệm chứng minh hẳn hoi nhé !

Dưới đây là hai cây được trồng bằng phương pháp nông nghiệp giống hệt nhau. Chỉ khác ở chỗ, 1 cây hẳng ngày được nghe những lời khen ngợi, động viên trong khi cây còn lại chỉ nghe lời mắng nhiếc, đay nghiến.

Chúng ta cùng quan sát sự phát triển của 2 cây này trong vòng 30 ngày qua đoạn Video sau nhé

Quả thật kết quả đã chỉ ra sự khác biệt.

Liệu chúng có thể hiểu được ngôn ngữ, hay cảm xúc được truyền tải qua lời nói? Trong tiếng Nhật có một từ gọi là 言霊 (Kotodama) – Linh ngôn nói về sức mạnh của ngôn ngữ có thể điều khiển ý chí và cảm xúc của con người.

Thí nghiệm trên không chỉ để trả lời cho câu hỏi ở đầu bài “Liệu thực vật có cảm xúc hay không?” mà muốn chỉ đến vấn đề lớn hơn.

TỆ NẠN BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG VÀ NƠI CÔNG SỞ

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến với tỷ lệ tự sát do bắt nạt cao. Không chỉ ở trường học, trong môi trường công ty, vấn nạn này vẫn tiếp diễn, gây ám ảnh lớn tạo thành bóng đen bao trùm xã hội.

Tôi nhận thấy tình trạng bắt nạt này cũng tồn tại ở Việt Nam, thông qua một số Video được public trên mạng xã hội. Không những thế, sự dửng dưng của những người ngoài cuộc và tâm lý số đông của cộng đồng mạng càng khiến cho sự việc thêm trầm trọng.

Người lớn dễ dàng đánh giá bọn trẻ bây giờ thật yếu đuối và ngu ngốc khi giữ im lặng và suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự sát. Thế nhưng, ngay cả cái cây vô tri vô giác cũng chết dần chết mòn vì những lời chế giễu, phỉ báng sau 30 ngày.

Ảnh Jonny

Bạn cứ nghĩ rằng bắt nạt chỉ là những hành động gây tổn hại đến thể xác, nhưng lời nói cũng có khả năng làm đau tương tự, thậm chí tồi tệ hơn. Nỗi đau thể xác có thể được chữa lành nhưng vết thương tâm hồn sẽ trở thành sẹo mãi mãi không phai nhạt.

Trước khi nói với ai điều gì, hãy nghĩ thật kỹ, “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, đặt mình vào vị trí người nghe để nói ra những lời thích hợp. Đừng bao giờ nói quá nhiều trong lúc tức giận và cũng đừng mãi im lặng mỗi khi buồn phiền trong lòng.

Tại sao ai cũng biết mối nguy hại về nạn bắt nạt, nhưng nó vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ xung quanh ta? Nguyên nhân là vì chính chúng ta đã để chúng xảy ra.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: