Toa tàu dành riêng cho phụ nữ hoạt động là vì lợi ích của ai?
Những chuyến tàu ở trung tâm Tokyo lúc nào cũng đông nghẹt người. Với những bạn chưa từng trải nghiệm cảm giác bản thân bị biến thành lát bánh mì kẹp khi đi tàu vào giờ cao điểm, đây là hình ảnh cho bạn dễ hình dung.
Ảnh https://www.newsweekjapan.jp/nippon/rule/2016/10/179279.php
Bao nhiêu người như thế này, làm sao có thể lên hết trên 1 con tàu?
Thật ra là có thể đấy…Đến mức nhân viên nhà ga phải đẩy giúp mới vào được.
Ảnh https://weban.jp/contents/guide/scoop/003.html
Đây là khung cảnh bên trong tàu.
Ảnh http://www.dorakujimi.com/entry/2017/04/17/233047
Nhưng vậy đã là gì. Phần mệt mỏi nhất chính là bạn phải đứng trong tư thế bị ép khắp bốn bên suốt một chặng đường dài.
Đó cũng chính là thời điểm tác nghiệp thích hợp của những tên biến thái. Nạn nhân ở đây thông thường là phụ nữ, những người thường xuyên bị sàm sỡ, đụng chạm khi đi tàu điện. Lúc đó trên tàu rất đông, bạn sẽ không biết ai đang giở trò đồi bại với mình, cũng không dám lên tiếng.
Các bạn nữ đang sinh sống ở Nhật Bản đã bao giờ trải nghiệm điều tồi tệ này chưa?
Ảnh Gooブログ
Để bảo vệ phụ nữ khỏi tình trạng trên, Nhật Bản đã cho vận hành toa tàu chỉ dành riêng cho phụ nữ. Toa tàu này hoạt động vào những giờ cao điểm.
Thông tin này khiến rất nhiều phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm, không những thế, cánh đàn ông cũng được vui lây. Bạn có biết tại sao không?
Thực tế, nạn nhân của hành vi sàm sỡ không chỉ riêng phụ nữ. Đàn ông cũng bị liên lụy đấy. Họ sợ trở thành thủ phạm bất đắc dĩ.
Ảnh タカナシブログ
Trong tình trạng toa tàu đông đúc, phụ nữ không biết ai đang giở trò với mình vì thế rất dễ tố cáo nhầm người. Thậm chí có một số phụ nữ còn giả vờ bị sàm sỡ để ăn vạ, moi tiền từ nạn nhân.
Vì bằng chứng khá mơ hồ, khi xuất hiện nghi vấn, cảnh sát sẽ thực hiện điều tra. Trong một số trường hợp, cảnh sát sẽ liên hệ với gia đình và đồng nghiệp của nghi phạm. Bạn thử nghĩ xem, một người đàn ông sẽ xấu hổ như thế nào nếu để người thân xung quanh biết được anh ta cố giở trò đồi bại khi đang tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng. Do đó, cách giải quyết phổ biến là bồi thường tiền cho nạn nhân để kết thúc cuộc điều tra.
“Anh chạm vào mông tôi. Nếu không muốn tôi báo cảnh sát, đưa tiền đây”.
Ảnh 19nccpc.hk01.com
Đây chẳng khác gì hành vi khủng bố cả. Thậm chí đã có trường hợp bị vu khống biến thái, sau đó vì uất ức khi bị nghi ngờ, gia đình quay lưng, đồng nghiệp soi mói, người đó đã tự sát.
Đối tượng nhắm tới là đàn ông vào độ tuổi từ 40 đến 50, những người có gia đình ổn định và coi trọng địa vị xã hội. Mức giá trung bình để dàn xếp những rắc rối như vậy vào khoảng 100,000 yên.
Thật đáng sợ phải không?
Chính vì thế, không chỉ phụ nữ muốn có toa tàu riêng để tránh biến thái, nam nhân cũng muốn chị em đi riêng để khỏi bị vướng vào tai họa.
Ảnh citrus(シトラス)
Nhân tiện, với cánh đàn ông, tôi xin phép chia sẻ một số bí quyết để tránh bị vu khống là biến thái.
- Giơ cả hai tay lên để bám lấy thanh chắn cao nhất khi đi tàu.
- Hạn chế cử động.
Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời thôi. Thỉnh thoảng không thể làm được vì tàu rung lắc.
Đối với hành vi sàm sỡ, cả người bị sàm sỡ và kẻ bị vu oan đều rất đáng thương. Hy vọng trong tương lai, Chính phủ sẽ có những biện pháp hạn chế sự đông đúc của những con tàu vào giờ cao điểm.
Kengo Abe
Toa tàu dành riêng cho nữ có phải giải pháp cho nạn lạm dụng – hay đó chỉ là sự trốn tránh tạm thời?