Từ vụ thảm sát bé gái ở tỉnh Niigata: Đi học một mình – Giáo dục hay hiểm hoạ ?

Như các bạn đã biết, trẻ em Nhật Bản nổi tiếng được giáo dục đức tính tự lập từ nhỏ. Từ bị ngã phải tự đứng dậy, làm việc nhà để kiếm tiền tiêu vặt, hay lên tiểu học, các em sẽ một mình đi bộ đến trường….

Nhờ đó mà sau này các em sẽ tự giác hơn trong suy nghĩ cũng như hành động, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Tuy nhiên, đằng sau phương pháp giáo dục truyền thống ấy, lại tồn đọng rất nhiều hiểm hoạ mà cho đến những năm gần đây, chúng mới dần bộc lộ. Chính là việc cho trẻ đến trường một mình.

Xem những Video trẻ đi xe điện, ngồi xe buýt hay cuốc bộ đến trường mà không hề có cha mẹ hay bất cứ người lớn nào kèm cặp, bạn cảm thấy điều gì?

“Ôi, chúng thật dũng cảm”, “Nhìn chúng tự lập như người lớn”…

Những câu cảm thán kiểu như vậy chăng?

Tuy nhiên, thời gian gần đây, phương pháp giáo dục này vấp phải làn sóng phản đối bởi những hệ luỵ và hiểm hoạ mà nó mang lại. Hiểm hoạ mang tên những tên sát nhân biến thái.

Ảnh: https://www.city.higashiosaka.lg.jp/0000014561.html

Tháng 3/2017, trong chúng ta ai cũng còn nhớ những tình tiết rúng động của vụ án sát hại bé Lê Thị Nhật Linh (9 tuổi) trên đường đi học. Đến tận 1 năm sau, tên sát nhân vẫn còn nhởn nhơ “ăn cơm tù” mà chưa bị phán án. Những chữ ký ủng hộ, những giọt nước mắt của bố mẹ bé Linh hay những phẫn nộ của người Việt quan tâm đến vụ án này, tất cả chỉ để buộc kẻ giết người đền tội. Chưa biết kết quả xét xử sẽ đi đến đâu, tuy nhiên chuỗi hành vi đáng kinh tởm liên quan đến các vụ án hãm hiếp, sát hại các em nhỏ trên đường đi học thì vẫn còn đó.

Mới đây, cánh báo giới Nhật Bản đã dành nhiều giấy mực để đưa tin về vụ án thảm sát bé gái 7 tuổi tại Niigata khi em đang trên đường về nhà. Được biết, cô bé Tamiki Omomo mất tích và được phát hiện trên đường ray gần nhà. Không phải vì vô tình ngã, mà bị chính một thanh niên 23 tuổi thắt cổ chết rồi ném vào đường ray cho tàu cán qua. Nghi phạm là Haruka Kobayashi, theo lời khai của hung thủ, sau khi thắt cổ cô bé đến chết, tên này đã chở nạn nhân trên xe hơi và chạy vòng quanh thành phố Niigata suốt 7 tiếng đồng hồ…

Ảnh: https://citrus-net.jp/article/8476

Ngày 11/5 lúc 8:30 sáng, tại quận Koto, thành phố Tokyo, một học sinh tiểu học lớp 4 đã bị tấn công bằng dao rọc giấy bởi một thanh niên chừng 20 tuổi. Theo lời kể của nạn nhân, hắn không nói gì cả và bắt đầu áp sát em từ phía sau, nắm lấy cổ tay và bẻ, sau đó dùng dao rọc giấy cứa ngang. Được biết lúc đó, xung quanh em nhỏ còn có nhiều bạn nữ khác đi chung và người qua lại cũng không hề ít. Ngay lập tức, người dân đã xông đến, đồng thời thông báo cho cảnh sát. Thế nhưng nghi phạm đã kịp thời bỏ chạy. Theo lời kể và Camera ghi lại, chỉ thấy tên này mặc một chiếc áo sơ mi đen, quần dài đen mà thôi. Vụ việc tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng phần nào để lại nỗi ám ảnh cho cô bé đáng thương.

Ảnh: http://laxic.me/article/lifestyle/2016/12/l_90

Từ sau vụ việc của em nhỏ ở tỉnh Niigata, nhiều phụ huynh đã bắt đầu kèm cặp con đến trường, nhiều cảnh sát được huy động giám sát ở những con đường đến trường của các em…

Tuy nhiên, phải chăng nếu phụ huynh áp dụng phương pháp này sớm hơn, thì câu chuyện đáng tiếc ấy đã không xảy đến với cô bé ?

Ngoài ra, theo số liệu của cục cảnh sát Nhật Bản năm 2016, số vụ trẻ em gặp tai nạn như va chạm xe hơi… tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước đó, đặc biệt ở đối tượng tiểu học dẫn đến bị thương hoặc tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ cách đi bộ của các em chưa đúng quy định:

Ảnh: https://www.police.pref.kanagawa.jp/mes/mesf0208.ht

1.Đột ngột phóng ra từ trong hẻm

2.Qua đường ngoài vạch kẻ

3.Chơi đùa trên đường

4.Phớt lờ đèn đỏ

5.Sang chéo đường…

Ngoài ra, nhận thấy mức độ nghiêm trọng của những vụ án giết hại trẻ trên đường đi học hoặc về nhà. Nhiều trường học đã tổ chức những khoá học đặc biệt. Giúp các em trang bị kiến thức và ứng phó với các tình huống khi người lạ mời mọc hoặc tiến sát vào mình.

Video ghi lại buổi huấn luyện đặc biệt dành cho trẻ em trường tiểu học ở quận Adachi-ku, thành phố Tokyo. 

Từ những dẫn chứng và câu chuyện trên đây, phải chăng người Nhật nên xem xét lại việc có nên cho trẻ đi học và về nhà một mình không? Giáo dục nhân cách là một chuyện nhưng đảm bảo an toàn cho con cũng là vấn đề nên được chú trọng hàng đầu.

Các bạn có suy nghĩ như tôi không?

Chee 

Vụ bé Nhật Linh bị sát hại: Việc xin chữ ký kiến nghị tử hình nghi phạm có hiệu quả?

Cha bé Nhật Linh đi vận động chữ ký tại Nhật Bản, tiếp tục đòi công lý cho con gái

Những mẩu chuyện người Việt bị coi thường khi giao tiếp, làm việc với người Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: