Trở thành Gaijin ở Nhật – Cảm giác ấy là như thế nào?

Tác giả bài viết là một người Nhật đã sống ở Pháp thời gian dài. Tác giả chia sẻ dù vậy chưa một lần cảm thấy bản thân bị đối xử như người lạ tại đây. Vì thế tác giả đặt câu hỏi ngược lại: Liệu những người nước ngoài cảm thấy thế nào khi bị đối xử khác lạ với tư cách một Gaijin (người nước ngoài) khi sống và làm việc tại Nhật. Hãy cùng điểm qua một số các ý kiến tại chủ đề thảo luận về vấn đề này nhé.

Là người nước ngoài, bạn cảm thấy được và mất gì?

Ảnh 英トピ

– Tất nhiên là cả 2 vế rồi.

– Nhìn chung là ổn. Thế nhưng một lần khi đi xem bóng đá ở Hokkaido, một bà cụ đã tỏ ra khó chịu với tôi. Lúc đầu cụ không để ý tôi là người nước ngoài nên quay ra hỏi tôi cái gì đó. Thế nhưng cụ chỉ nói được tầm 2 câu sau đó chuyển sang hỏi vợ tôi là người Nhật đang ngồi bên cạnh. Với tôi như thế có phần hơi thất lễ đấy.

– Cũng không đến nỗi nào, nhưng kỷ niệm cay đắng cũng có đấy. Tôi là người phương Tây mà, nên dáng vóc cũng to hơn mấy người ở đây. Thế là dù đang đi trên đường bình thường thôi, những người xung quanh cứ như kiểu tôi sắp giở trò bạo lực gì với họ không bằng. Có lần ngồi chờ xe buýt, người ngồi cạnh tôi đã cố tránh xa tôi, thậm chí tôi còn nghe tiếng họ đang khóa cặp. Tôi có làm hại ai đâu cơ chứ !

– Không, chả gặp rắc rối gì.

Ảnh ロケットニュース

– Thật ra có rất nhiều trải nghiệm, nhưng đó không phải do cách mọi người đối với bạn thế nào mà là thái độ của bạn với họ thôi. Là người nước ngoài tôi hay bị dòm ngó, thỉnh thoảng cũng có cảm giác ai đó đang âm thầm phê bình mình khi mình làm sai điều gì đó. Nhưng kể từ khi tôi chấp nhận mặc kệ những người ấy, học cách quen dần thì toàn những chuyện tốt xảy ra thôi.

– Trở thành người nước ngoài ở Nhật có nhiều điểm lợi mà. Tôi có nhiều bạn bè hơn, cũng được giúp đỡ rất nhiều. Những người bạn Nhật rất thích trò chuyện với tôi. Cũng có một số người không thích tôi nhưng như vậy thì sao chứ, tôi vẫn ở Nhật mặc kệ mấy người đó.

Ảnh ログミー

– Có lợi nhiều lắm đấy, ví dụ bạn không cần phải biết hết mấy cái luật ngầm công ty nè. Tôi có một anh đồng nghiệp, anh ta lúc nào cũng nhắc tôi là khi về sớm phải báo cáo với sếp. Thế nhưng lúc sếp về sớm, tôi nghĩ rằng cũng chẳng cần thiết phải ở lại công ty nên cứ thế mà đi về thôi.

Dù tôi đã phá vỡ luật ngầm của công ty, họ không trách mà như giải tỏa được những thắc mắc bấy lâu vậy. Thật ra đến người Nhật cũng không biết hết mấy cái luật ngầm công ty đâu, nhưng nếu bạn là người nước ngoài, bạn có quyền không biết, còn người Nhật sẽ bị trách nặng hơn đấy.

– Thật ra làm người nước ngoài ở Kobe rất dễ, vì có khá nhiều người nước ngoài ở đây. Sẽ không có chuyện bạn bị dòm ngó, làm phiền gì đâu. Có điều đương nhiên cũng có mấy trải nghiệm không vui, chủ yếu đến từ vụ hiểu lầm ngôn ngữ.

Bạn có vui không khi sống ở Nhật với tư cách người nước ngoài?

Ảnh Letibee Life

– Cũng tùy ngày. Có mấy ngày bực mình vì bị hỏi những câu cơ bản như “Bạn có dùng đũa không?”.

– Một chút. Vì mấy kỷ niệm xấu thường dễ nhớ hơn mà.

– Thôi nào, tôi cứ là tôi thôi. Với tôi, Gaijin chỉ là khái niệm của người Nhật mà thôi.

– Nhìn chung là cũng vui đấy, nhưng cũng có lúc cô đơn lắm.

Người Việt Nam chúng ta qua Nhật có bị xem như Gaijin không nhỉ? Có lẽ không giống với những người bạn phương Tây, ngoại hình người Việt cũng tương tự người Nhật nên ít nhất sẽ không bị chú ý dòm ngó.

Tuy nhiên sốc văn hóa là chuyện không thể tránh khỏi. Đặc biệt khi bạn không thể làm đúng theo cách của người Nhật, hoặc không hiểu được những luật ngầm trong nền văn hóa Nhật Bản.

Tuy nhiên, cái gì cũng cần thời gian để thích nghi, phán xét của những người khác sẽ không làm bạn nản lòng trong việc tiến gần hơn với quốc gia mà bạn yêu mến, đúng không nào?

Hãy chia sẻ những trải nghiệm của bạn với tư cách người nước ngoài ở Nhật nhé.

Tham khảo madameriri

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: