Truyền thông Trung Quốc sáng tỏ câu chuyện 10 năm trước: Cứu trợ tại Tứ Xuyên, lực lượng phòng vệ Nhật Bản chịu đựng sự lăng mạ
12/5/2008, một trận động đất đã xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Từ đó đến nay đã 10 năm trôi qua, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công trình hư hỏng còn sót lại do tàn dư của sự kiện đó.
Và đến nay, sự kiện đó bắt đầu được gợi nhớ bởi một tin đồn gây chấn động truyền thông trong nội bộ nước này.
Sau khi động đất xảy ra, rất nhiều lực lượng cứu trợ từ khắp nơi trên thế giới đến giúp đỡ người dân khu vực. Trong đó có lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hơn ai hết chính họ là người đến vùng gặp nạn đầu tiên.
Ảnh: http://blog.livedoor.jp/kaigainoomaera/archives/50812791.html
Dẫu cho quan hệ Trung Nhật có tồi tệ đến đâu. Chính phủ Nhật Bản vẫn quan niệm rằng mạng người là trên hết. Huống hồ Nhật Bản còn là xứ sở quanh năm hứng chiụ động đất, hơn bất kỳ quốc gia nào, họ hiểu rõ sự mất mát và khó khăn khi thảm hoạ ập đến. Với kỹ thuật điêu luyện và khả năng chịu áp lực cao, đã có rất nhiều người dân Tứ Xuyên được cứu sống.
Thế mà, không một lời cảm ơn hay phần thưởng. Ngược lại, đáp trả lại người lính đang chiến đấu từng giây phút là… những tin đồn vô căn cứ:
“Lực lượng phòn vệ Nhật chỉ nhân cơ hội trà trộn vào Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cơ mật của cơ sở hạt nhân mà thôi. Cứ vào giờ nghỉ buổi tối, họ lại rình rập tại đó mà”.
Họ giận dữ và dùng những từ ngữ lăng mạ những người lính đang có mặt tại đó.
“Ra khỏi nước tôi! Quân trộm cắp!”
Dù vậy, phía Nhật Bản vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không một lời phàn nàn hay đáp trả.
Bởi nếu có thời gian cãi nhau thì chắc hẳn sẽ có thêm người được cứu sống.
Về phần cơ sở hạt nhân như lời đồn, tất nhiên rằng chẳng có lính Nhật nào đến đó, ngược lại Trung Quốc còn bảo vệ nghiêm ngặt đến thế kia mà.
Hơn thế nữa, có một đặc điểm của lực lượng phòng vệ đó là, khi đã ra nước ngoài cứu trợ, họ sẽ không ngơi nghỉ một phút nào cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Bởi một phút nghỉ ngơi đồng nghĩa với từng giây sự sống của nạn nhân đang mất dần. Làm gì có thời gian để rình mò, trộm cắp…
Không rõ ai là khởi nguồn của tin đồn ấy. Tuy nhiên, nó bắt đầu lan rộng và thậm chí được đưa lên truyền hình Trung Quốc. Họ bắt đầu xác thực tin đồn bằng cách tìm lại con đường đi làm nhiệm vụ của lực lượng Nhật Bản trước đó. Và tất nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, chẳng có bằng chứng nào cho thấy sự rình mò cơ sở hạt nhân của Nhật cả. Và tin đồn ấy nhanh chóng được bác bỏ, trả lại sự minh bạch cho lực lượng phòng vệ Nhật.
Trong chương trình phát sóng đó, phát thanh viên cũng đã nói:
“Dù Nhật Bản có gây ra nỗi đau cho chúng ta trong quá khứ, thì trong lúc họ bày tỏ thiện chí giúp đỡ thì việc bóp méo sự thật, nói xấu, nhục mạ là hành động không thể chấp nhận”.
Đối với đất nước xem động đất là chuyện cơm bữa, nhiều lúc đối mặt với cả sóng thần, núi lửa…như Nhật Bản thì chính người Nhật sẽ hiểu cảm giác mà người dân Tứ Xuyên đã trải qua nhất.
Vì vậy, người dân Nhật Bản cũng như lực lượng phòng vệ, những người chịu đựng tai tiếng, nhục mạ đó mong rằng trong tương lai những chuyện không vui như thế sẽ không bào giờ xảy ra lần nữa.
Kengo Abe
So sánh vui giữa Nhật Bản và Trung Quốc qua những con số cụ thể
Nơi nào đông khách du lịch Trung Quốc sẽ thưa dần người Nhật