Bạn học được gì từ những thiết kế siêu tiện lợi của người Nhật?

Tất cả mọi thứ ở Nhật đều ẩn chứa một câu chuyện. Lần này là câu chuyện của sự tiện lợi, đến từ những công thức bạn sẽ không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài những thiết kế thiên tài tại Nhật.

1. Sự hoàn hảo là kết quả hiển nhiên của rất nhiều thứ không hoàn hảo khác

Hiện nay, công nghệ hiện đại đang giúp chúng ta làm quen với việc chi trả mọi thứ thông qua thương mại điện tử (thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử), vì thế trong tương lai có lẽ con người sẽ không cần thiết phải dùng tiền mặt nữa.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là sự tiện lợi và nhanh chóng của thương mại điện tử. Thế nhưng không đâu như ở Nhật, bạn có thể thấy việc thanh toán bằng tiền mặt cũng tiện lợi không kém.

Với chiếc máy tính tiền này, nhân viên thu ngân chỉ cần cho tiền vào, ngay lập tức tiền thối sẽ được nhả ra. Thao tác này nhanh hơn rất nhiều so với việc chờ nhập Password thẻ ngân hàng và chờ mã xác nhận.

Chiếc máy tính tiền này không chỉ giúp việc thanh toán nhanh hơn nhiều mà còn giảm thiểu những sai lầm trong tính toán.

Tất nhiên đây không phải là phát minh chỉ có ở Nhật, mà còn có mặt ở một số quốc gia phát triển như Singapore.

Ảnh youtube.com

Điều làm cho chiếc máy trên trở nên đặc biệt ở Nhật đó là người ta vẫn tiếp tục cải tiến nó. Những sự chỉnh lý nhỏ dần dần sẽ đưa bạn đến gần hơn với sự hoàn hảo.

Trên thế giới này không có phép màu, phép màu là thứ xảy ra như một hệ quả hiển nhiên của rất nhiều bước chuẩn bị nhỏ nhặt trước đó.

2. Để giải quyết vấn đề lớn, chú ý vào chi tiết để tìm ra nguyên nhân cốt lõi

Không riêng gì Nhật Bản, tại các quốc gia phát triển, quá tải tàu điện là một vấn đề nan giải. Đặt biệt sự tắt nghẽn thường diễn ra ở cổng soát vé, điểm nút của các trạm ga, đặc biệt với các ga sử dụng hệ thống soát vé qua thẻ.

Bạn có thể biết được lý do bằng cách nhìn vào quy trình bắt buộc hành khách phải thực hiện tại cổng kiểm soát:

  • Cho thẻ vào đầu đọc
  • Kiểm tra số tiền còn lại trong thẻ
  • Di chuyển qua cổng soát vé

Vấn đề gây tắt nghẽn nằm ở bước số 2, khi rất nhiều hành khách tốn khá nhiều thời gian trong việc kiểm tra số dư. Ở Nhật Bản, vấn đề này được giải quyết hơi khác.

Cổng soát vé sẽ hiện thị tình trạng thẻ ở đầu bên kia của cổng, chứ không phải ngay tại nơi đọc thẻ. Do đó, để kiểm tra giá trị còn lại trong thẻ, bạn đã phải di chuyển qua đầu bên kia của cổng soát vé rồi. Quả là một giải pháp thông minh.

Ảnh https://artplusmarketing.com

Quy trình lúc này sẽ là

  • Cho thẻ vào đầu đọc
  • Di chuyển qua cổng soát vé
  • Kiểm tra số tiền còn lại trong thẻ.

Vì số dư hiển thị trên màn hình trên đường bạn di chuyển ra tàu, bạn có thể vừa đi vừa đọc mà không ngáng đường của những người khác. Ngoài ra, nếu xét về mặt tâm lý, sau khi đã ra khỏi cổng soát vé, bạn sẽ có xu hướng vượt đi không dừng lại vì trước mặt có thanh chắn an ninh.

Chỉ cần một thay đổi nhỏ, vấn đề tắt nghẽn đã được giải quyết.

Hãy chú ý vào chi tiết và hành vi của người tiêu dùng để làm ra những sản phẩm tuyệt vời.

3. Sự tiện lợi cũng cần bình đẳng 

Tại các thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, bạn sẽ có thể ngạc nhiên vì dịch vụ cho người khuyết tật ở đây quá tốt.

Chữ nổi có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, và điều này nói lên rất nhiều về mức độ quan tâm của Nhật Bản với người khuyết tật. Lấy hai lon nước này làm ví dụ, với người bình thường, bạn sẽ chẳng cần bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào để phân biệt chúng.

Ảnh https://artplusmarketing.com

Thế nhưng với người khiếm thị, cả hai đều đem lại cảm giác như nhau. Vậy làm thế nào phân biệt được đồ uống có cồn và không có cồn? May mắn thay, tất cả các lon nước có cồn ở Nhật được đánh dấu bằng chữ nổi.

Ảnh Accessible Japan

Tương tự, người ta cũng dán dấu trên dầu gội đầu để phân biệt với dầu xả.

Không chỉ thể, dấu hiệu này còn được tìm thấy trên tay vịn cầu thang (chỉ địa điểm cầu thang dẫn đến), trạm soát vé, nút Toilet và rất nhiều bề mặt khác.

Ảnh trendhunter.com

Ảnh 点字 Dot Words

Có lẽ ai cũng biết con đường vàng lát nổi này là đường dành riêng cho người khuyết tật. Dựa theo nó, người khiếm thị sẽ biết đâu là phần đường an toàn có thể đi và khi nào cần đi chậm. Dọc theo ngã ba ngã tư hoặc bên trong ga tàu cũng có các dấu hiện riêng để báo hiệu đường nguy hiểm.

Ảnh Pinterest

Khi băng qua đường, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng chim hót véo von, âm thanh này không chỉ để vui tai, mà còn nhằm mục đích báo hiệu cho người khiếm thị.

Bài học ở đây là tất cả các thiết kế đều phải đạt được mục đích: đảm bảo tính có thể tiếp cận với mọi đối tượng. Nếu ai đó không thể sử dụng được sản phẩm của bạn, đó là một thất bại.

Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy điều gì đó kỳ lạ trong các thiết kế của người Nhật, hãy đặt câu hỏi và tìm hiểu. Bạn sẽ tìm ra được rất nhiều điều thú vị ẩn chứa trong đó, biết đâu lại học được bài học về cuộc sống đấy.

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: