Bật mí bí quyết của các Stenocaptioner – người gõ phụ đề cho bản tin phát sóng trực tiếp – 1 phút gõ được 300 từ
Nếu thường xuyên theo dõi các chương trình Nhật Bản, bạn sẽ để ý họ rất hay cho phụ đề tiếng Nhật vào, để những người có vấn đề về tai có thể theo dõi. Dòng phụ đề này xuất hiện từ chương trình giải trí đến chuyên mục tin tức.
Chương trình giải trí có thể được Edit sau, nhưng với một số bản tin trực tiếp thì sao? Người làm phụ đề phải vừa nghe vừa gõ lại với tốc độ cực kỳ nhanh. Tốc độ đánh máy ấy bằng với tốc độ lời nói và đòi hỏi nhiều kỹ năng phán đoán và xử lý tình huống.
Nghề nghiệp như vậy gọi là Stenocaptioner – Voice writer. Đây là một nghề rất đặc biệt.
Bàn phím mà các Stenocaptioner sử dụng để đánh máy cũng là loại đặc biệt. Bàn phím máy tính bình thường chúng ta hay dùng có rất nhiều phím thể hiện từng con chữ. Thế nhưng bàn phím này chỉ gồm 10 phím gõ chữ mà thôi. Với bàn phím bình thường, chúng ta chỉ sử dụng ngón cái cho phím Space, nhưng bàn phím này thiết kế 4 phím dành riêng cho ngón cái.
Chỉ vọn vẹn 14 phím, làm thế nào bàn phím này có thể giúp các Stenocaptioner đạt đến tốc độ tối ưu khi đánh máy.
Ảnh http://appstars.jp/archive/475
Ngoài 14 phím trên còn có các phím khác những không dùng để nhập. Hai hàng ở dưới phần bàn phím bên trái bao gồm các phím dùng để nhập.
Ảnh http://appstars.jp/archive/475
5 phím bên trái là phụ âm, 5 phím bên phải là nguyên âm. Ghi nhớ cấu trúc này và thực hành thuần thục, 1 phút bạn có thể gõ được tới 300 từ.
Ngoài ra bàn phím này còn tích hợp ghi nhớ các từ, cụm từ thường dùng. Bạn có thể gõ từ đó với chỉ một thao tác. Được biết số lượng các từ viết tắt này dài khoảng 3 trang giấy, ghi nhớ tất cả đòi hỏi sự kiên trì khá lớn.
Vì chỉ có 1 hàng phím, khoảng cách giữa các phím gần nhau do đó sẽ hạn chế được sự di chuyển của tay trên bàn phím. Với 1 thao tác bạn có thể nhập từ 1-20 chữ, như vậy có thể đuổi kịp được vận tốc của lời nói.
Hãy cùng xem Video để dễ hình dung hơn về nghề nghiệp đặc biệt này.
Nhờ vào bàn phím đặc biệt này và kỹ năng của các Stenocaptioner mà bạn có thể thấy được các dòng phụ đề chạy dọc theo bản tin, ngay cả khi chúng được phát sóng trực tiếp.
Điều này cho thấy Nhật Bản là quốc gia sẵn sàng phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại và đào tạo con người có tay nghề cao để hướng tới một xã hội thân thiện và hữu dụng với người khuyết tật. Đúng là một đất nước đáng yêu phải không các bạn?
Kengo Abe
Bỏ cả nghìn đô để tìm mèo đi lạc và câu chuyện về nghề nghiệp đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản
Thì ra đây mới là nghề nghiệp số 1 trẻ em Nhật Bản thường mơ ước
Cánh cửa du học và cơ hội nghề nghiệp tại Nhật Bản rộng mở cùng COMPASS Website