Báo động mối nguy hiểm đến từ xe đạp 3-mẹ-con – Dùng nhiều chưa chắc đã dùng đúng ?
Ngoài tàu điện, xe hơi, phương tiện di chuyển trong cự ly gần mà người Nhật thường dùng đó là xe đạp.Năm 2011, theo khảo sát của công ty Euromonitor International, Nhật Bản đứng thứ 4 về số lượng xe đạp được sử dụng trên thế giới. Từ học sinh đến người cao tuổi, xe đạp vừa thân thiện với môi trường vừa không cần bằng lái, đơn giản, dễ sử dụng nên được rất nhiều đối tượng ưa dùng.
Đặc biệt trong số đó có các bà mẹ. Đến Nhật, bạn sẽ thấy hốt hoảng khi trẻ em ở đây được cha mẹ đặt ở trước xe hoặc cả trước và sau xe khi di chuyển, trong khi ở Việt Nam, chỉ có xe máy mới làm được điều đó. Nếu bạn để ý, đó không hẳn là những chiếc xe đạp bằng sức bình thường mà còn là xe đạp điện hoặc xe đạp trợ lực, có như vậy các bà mẹ mới có thể đèo nổi tất cả, tên gọi chung là xe đạp chở trẻ em (子供乗せ自転車). Mỗi năm có khoảng 200,000 chiếc được bán ra.
Những chiếc xe được trang bị tân tiến nhiều thiết bị như dây an toàn, mũ bảo hộ, áo mưa trùm, đế gác chân…tất cả nhằm đảm bảo sự an toàn của con trẻ trong khi cha mẹ phải tập trung quan sát xung quanh.
Thế nhưng, theo ghi nhận, trong 6 năm liền từ 2011 đến 2017, tại Tokyo có 1349 người gặp tai nạn nghiêm trọng liên quan đến chiếc xe chuyên dụng này. Nguyên nhân đến từ một số trường hợp sau:
Ảnh: https://jitensha-hoken.jp/blog/2018/04/electric-assisted-bicycle/
1. Lúc lên dốc bị trật bánh
Ở Nhật, hầu hết xe đạp đều phai di chuyển trên vỉa hè, không có phần đường dành riêng. Trong khi giữa những đoạn đường giao nhau, vỉa hè thường đứt quãng, vì vậy giữa lúc xe chạy lên vỉa hè thường dễ bị trật bánh, khiến cả mẹ và con ngã lăn. Tuy người lớn có khả năng phòng bị nhưng những đứa trẻ thì không thể tự bảo vệ được mình, vì vậy chúng thường dễ bị thương hơn là người lớn.
2. Không đội mũ bảo hộ, không cài dây an toàn cho con
Trẻ em chưa thể ý thức và lường trước được những hiểm hoạ có thể xảy ra khi lưu thông trên đường. Vì vậy mà chúng hoàn toàn hồn nhiên vui đùa khi ngồi sau yên xe của me. Vô tình chúng ta đã tiếp tay cho thần chết và gây nguy hiểm tính mạng cho con một khi con nghịch quà mức. Chỉ một cú va quẹt hoặc loạng choạng tay lái, các bé có thể ngã xây xát, gãy xương thậm chí chấn thương đầu. Vì vậy dây an toàn và mũ là hai thứ không bao giờ được phép quên khi các mẹ đèo con bằng xe đạp.
Ảnh: https://www.kosodate.co.jp/miku/vol36/25_01.html
3. Bế con sai cách khi dừng xe
Với chiếc xe đạp 3 người con trước – mẹ – con sau thì thứ tự đúng khi dừng xe là bế con phía trước xuống rồi mới đến đứa phía sau. Tuy nhiên khi lên xe thì làm ngược lại công đoạn trên.
Cũng nói thêm, ở một số gia đình 3 thế hệ, vợ chồng thường sẽ nhờ ông bà đưa đón cháu. Vì vậy khả năng xảy ra tai nạn xe đạp lại càng tăng cao.
Ước tính số người trên 60 tuổi gây tai nạn hiện nay là 60%.Cứ 10 người thì 6 người không thể kiểm soát tay lái của mình. Hơn nữa, càng cao tuổi thì tỷ lệ này cũng tăng theo.
Ảnh: https://kufura.jp/family/childcare/20986
Những bạn lập gia đình và sống ở Nhật đừng quên những lưu ý trên để bảo vệ chính gia đình mình nhé!
Đồng thời nhắn gửi đến các bạn du học sinh một số lưu ý khi đi xe đạp ở Nhật đó là:
Ảnh: https://www.japankakkoii.com/general/9-points-riding-bicycle-japan/
– Không đi xe đạp sau khi uống rượu bia
– Không chở thêm người lớn
– Không đi song song
– Phải bật đèn xe vào buổi tối
– Tuân thủ đèn tín hiệu
– Ở những giao lộ có bảng Tomare (止まれ) phải dừng lại sau vạch trắng để quan sát rồi mới đi tiếp.
Đừng để bị phạt oan ức chỉ vì không nắm được kiến thức nhé!
Chee
Tại sao đèn giao thông ở Nhật Bản có màu xanh lam thay vì xanh lục?
Thật như đùa, cô gái mất xe đạp ở Nhật và nín lặng khi biết nguyên nhân