Vì sao hai người lính sống cô lập gần 30 năm trong rừng nhưng khi trở về, người được chào đón, kẻ bị hắt hủi?
Trong một bài báo trước, (tin-tuc), Japo đã giới thiệu cho bạn về câu chuyện của một người lính Nhật sống chui lủi trong rừng suốt 28 năm vì sự xấu hổ với tổ quốc. Và dưới đây, cũng là một người lính với 29 năm trong rừng nhưng vì một nguyên nhân khác. Hai người lính – một hoàn cảnh chiến tranh cô lập gần 30 năm- hai số phận ngày trở về.
Ông là một cựu chiến binh đã từng cùng với đồng đội của mình chống lại quân đội Mỹ trong suốt những năm thế chiến thứ II. Ông được đánh giá cao bởi sự trung thành và kiên trì. Ông mất tại Tokyo vào tháng 1 năm 2014 ở tuổi 91, nhưng câu chuyện về sự kiên gan và quyết không đầu hàng kẻ thù theo mệnh lệnh cấp trên của ông suốt 30 năm sẽ không bao giờ bị lãng quên.
世界一かっこいい最後の日本兵
小野田寛郎さんを初めてテレビて知った時、鳥肌が立ったのを覚えています。
『日本は戦争に負けたんじゃ無い
負けたフリをしてるだけだー』小野田寛郎さんの動画
↓↓↓https://t.co/1nN9jRjK7R pic.twitter.com/1czcab6yyD— あいうえの (@BM5nI7ouVg4Io1B) September 11, 2017
Hiroo Onoda xuất thân từ quận Kaiso, tỉnh Wakayama ở Nhật Bản. Cha của ông là một trung sĩ trong Quân đội Hoàng gia, qua đời trong một trận chiến ở Trung Quốc năm 1943. Nhiều người nói rằng, gia đình ông mang trong mình dòng máu Samurai từ cổ đại, có lẽ vì mọi thế hệ đều phục vụ trong quân đội.
Onoda chính thức gia nhập quân đội năm 20 tuổi. Sau đó được đào tạo như một sĩ quan tình báo. Ông nhận nhiệm vụ chính thức vào tháng 12 năm 1944, được bổ nhiệm đến đảo Lubang ở Philippines.
Ông được truyền lệnh là không được bao giờ đầu hàng dù bất cứ giá nào, vốn dòng dõi kị binh, Onoda chấp hành nghiêm túc mọi chỉ thị.
Những năm của thế chiến thứ hai, việc thông tin liên lạc không được thuận tiện như bây giờ, nên mới có những việc rắc rối như với Trung úy Onoda.
Ngay cả khi Nhật bại trận và tuyên bố đầu hàng, thì Onoda và ba người đồng đội khác vẫn cố thủ trong rừng, từ chối ra ngoài, thậm chí giết một số người dân địa phương mà họ lầm tưởng rằng kẻ thù.
Mặc dù không có bất kỳ thông tin nào từ cấp trên, nhưng Onoda cùng với ba người đồng đội, hai người sau này bị giết trong một đụng độ với cảnh sát địa phương, một rời rừng vào 1950, đã lập nên nhóm cố thủ chắc chắn ở Lubang.
Trong khi Onoda chưa biết chiến tranh đã kết thúc như thế nào thì cái chết của đồng đội đã củng cố thêm niềm tin rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Là một sĩ quan tình báo, ông tin rằng, những báo cáo chỉ là hình thức tuyên tuyền để dụ dỗ ông ra ngoài của kẻ thù. Tất nhiên, gia đình cũng can thiệp nhưng ông hầu như bỏ ngoài tai mọi điều đó. Chính quyền đã thả tờ rơi và thông báo trên loa nhưng ông vẫn kiên định với ý chí của mình.
Mãi cho đến tháng 2 năm 1974, Onoda mới gặp được người bãi bỏ mệnh lệnh “quyết không đầu hàng” để trở về Nhật Bản. Norio Suzuki, một nhà thám hiểm người Nhật đã tìm ra chính xác chỗ ở của ông. Với sự nỗ lực thuyết phục, Suzuki đã xác nhận rằng cuộc chiến đã kết thúc và khuyến khích người lính kỳ cựu trở về. Nhưng Onoda từ chối vì chưa nhận được chỉ thị từ cấp trên.
Vào thời điểm đó, Onoda không biết rằng, cựu cấp trên của mình, thiếu tá Yoshimi Taniguchi không còn là một sĩ quan quân sự lỗi lạc nữa mà chuyển sang nghề mới là chủ hiệu sách. Suzuki chụp một bức ảnh của mình với Onoda trước khi quay lại Nhật. Đưa bằng chứng vị trung uý còn sống, cuối cùng chính phủ Nhật đã cử một phái đoàn đến Lubang đón Onoda.
Sau đó Onoda chính thức đầu hàng tổng thống Philippines, thú nhận những tội lỗi như ăn cắp thực phẩm của người dân. Ông được ân xá và quay về Nhật Bản.
Sự trở về của Onoda sau gần 3 thập kỷ sống cô lập một mình trong rừng được chào đón với nhiều cảm xúc lẫn lộn, vì một số người dân ở Lubang vẫn căm thù ông bởi Onoda đã giết những người địa phương trong quá trình cố thủ do lầm tưởng là kẻ thù. Nhưng đa số là nhiệt thành cho sự kiên trì và sự trung thành của ông với nhiệm vụ được giao. Trong thực tế ông được chào đón như một vị anh hùng. Bản thân thủ tướng Nhật bấy giờ cũng viết một thông điệp ngắn gọn ghi nhận lòng yêu nước của ông.
Tuy nhiên, 30 năm – gần nửa đời người sống cô lập, vị chiến binh kỳ cựu dường như không quen với đô thị Nhật thay đổi rất nhiều. Những toà nhà chọc trời, sự hiện đại choáng ngợp của Nhật, ông không quen với điều đó. Ông quyết định rời Nhật để làm chủ một trang trại ở Brazil. Năm 1976, ông kết hôn với Machie 38 tuổi, sau đó mở một trường học, dạy trẻ em về kỹ năng tồn tại nếu lỡ may đi lạc nơi hoang dã.
“Vì lý do gì tôi cũng không biết nữa, nhưng khi tôi rời hòn đảo này, tôi không thể nói lời cảm ơn vì tất cả những gì bạn đã làm cho tôi” Onoda nói khi ông ghé thăm Lubang vào năm 1996. Ông cũng tặng 10.000 $ làm quỹ học bổng cho trẻ em địa phương. Mặc dù chuyến đi gây nhiều tranh cãi do người bản địa trước đây vẫn chưa tha thứ cho ông, nhưng nó phần nào xoa dịu những rạn nứt trong quan hệ Nhật – Philippines suốt những năm chiến tranh.
Trong khi câu chuyện của cựu binh Nhật Onoda gây nhiều tranh cãi trên thế giới, hay nhiều cái “chậc lưỡi” cho rằng, chỉ là 30 năm cô lập. Tuy nhiên, với người Nhật, nó tồn tại một điều gì lớn lao hơn thế, đó là tinh thần Samurai và lòng yêu nước kiên trung đáng học tập cho thế hệ trẻ trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
Tham khảo: jpninfo
TZ
Sự ra đi của một người lính dũng cảm Dùng cơ thể của bản thân bảo vệ các đồng đội