Cộng đồng mạng phẫn nộ trước bài đạo đức tiểu học, cũng là một vấn nạn của Nhật Bản

Đạo đức làm việc là một nền tảng phát triển xã hội đất nước ở Nhật Bản. Bất kể đó là một công việc không trả lương hoặc tiền công không đáng là bao thì cũng đòi hỏi ở bạn một sự chu toàn, tận tâm tận lực và không đòi hỏi.

Tuy nhiên, thực tế rằng, không một sự chu đáo, tận lực nào mà không mong muốn được ghi nhận bằng phần thưởng. Không ai làm việc mà không mong muốn được trả lương xứng đáng. Ngoại trừ nhân vật trong bài đạo đức của học sinh tiểu học mà tài khoản @kaasankyoha chia sẻ trên Twitter lấy từ sách của con gái mình dưới đây.

Bài học được chia sẻ trong bức ảnh gồm các nhân vật dễ thương, trong đó có Ponta. Nội dung văn bản như sau:

Ponta và những người khác đã nói: ‘ngay cả khi chúng tôi không nhận được bất kỳ phần thưởng nào, chúng tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc’

Bởi vì, sau tất cả………”

Học sinh có nhiệm vụ phải hoàn thành nốt câu trên, nhưng @kaasankyoha  cảm thấy bối rối vì gợi ý đáp án ở dưới.

@kaasankyoha đã chia sẻ ảnh chụp bài tập đạo đức kèm với lời nhắc “Ponta – bạn không nên làm việc trong công ty mà không nhận được lương”

Những người dùng Twitter khác cũng đã lên tiếng phản đối nội dung của bài đạo đức. Nhìn nhận nó như là bước đầu tiên trên “con dốc” của vấn nạn làm thêm giờ không lương đang diễn ra thường xuyên ở các công ty Nhật.

“Họ đang dạy trẻ em trở thành nô lệ tiền lương dưới vỏ bọc của bài học đạo đức”, “đáng sợ”

“Nghe như một câu chuyện quen mà sếp tôi từng viết”

“Trẻ em đang bị tẩy não”

Một tài khoản khác thậm chí còn thêm phần sau để kết thúc bài học đầy đủ “Ponta tiếp tục làm việc cho đến khi anh ta chết vì đói do không có tiền mua thực phẩm”.

Có vẻ như, những gì mà tác giả cuốn sách mong đợi chỉ đến từ suy nghĩ của trẻ nhỏ. Còn người lớn, sự từng trải và áp lực cuộc sống làm cho họ phản ứng găy gắt khi nhìn thấy bài đăng trên.

Ví như một bài học khác, mục đích của bài giảng là sự nỗ lực làm sạch thị trấn, bài học rút ra rằng, ngay cả khi không có tiền trả công thì bạn vẫn nhận lại được là một bầu không khí sạch sẽ, chúng ta thấy hạnh phúc hơn.

Ponta và bạn bè không phải là chuyên gia để phải dùng đến những quy trình xử lý rác tốn kém. Chỉ đơn giản là cậu ấy tham gia với tư cách tình nguyện viên, làm việc nhẹ nhàng mà không đòi hỏi trả thù lao. Có thể, mục đích sách giáo khoa muốn hướng đến là những điều đơn giản trong cuộc sống quanh ta hàng ngày.

Tuy nhiên, cái cần chú ý là ví dụ nên đơn giản và rõ ràng để không gây nhiều tranh cãi. Vì việc làm thêm không lương hay tình trạng bóc lột sức lao động kiểu hiện đại đang là vấn nạn nhức nhối ở các công ty Nhật.

Không ít người cạn kiệt sinh lực, trầm cảm và đủ các loại bệnh phát sinh từ vấn đề trên. Vậy nên, chỉ một bài học nhỏ cũng đủ làm nổ tung mọi ấm ức của cộng đồng mạng là thế.

Những câu chuyện xoay quanh ý nghĩa của ngôn từ, đạo đức và con người luôn khó hiểu. Cho nên, kinh nghiệm rút ra, bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống, cần đơn giản hoá và cụ thể rõ ràng, kiểu như “Một cộng một bằng hai” trong Toán học vậy.

Tham khảo: reddit

TT

Gửi quà an ủi các ứng viên không trúng tuyển, công ty Nhật Bản để lại bài học sâu sắc cho mọi nhà tuyển dụng

Đỏ mặt, bối rối, muôn vàn cảm xúc khi xem quảng cáo của công ty Zexy

Bài học kinh doanh, “Con kiến lửa đã giúp cổ phiếu công ty Nhật lập kỷ lục sau 30 năm như thế nào?”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: