Thế giới có một kiểu người thích ngồi cạnh cửa sổ khi đi máy bay, suy nghĩ của người Nhật sẽ khiến bạn chột dạ
Khi tiến hành thủ tục lên máy bay, đã có ai hỏi rằng bạn muốn ngồi ở vị trí nào trên máy bay chưa?
Câu hỏi thường gặp nhất là:
Bạn muốn ngồi ở cạnh cửa sổ hay sát lối đi?
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn bên nào?
Bất ngờ rằng, người ta đã thống kê sự lựa chọn của người dân từng quốc gia để xem câu trả lời nào chiếm tỷ lệ cao hơn.
Và ngạc nhiên rằng, người Nhật thường chọn vị trí ghế sát lối đi và đây cũng là dân tộc chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
Ảnh: https://gunosy.com/articles/aPOF7?s=s
Có đến 53% người Nhật thường lựa chọn ghế cạnh hành lang.
Đứng thứ 2 là Singapore (47%).
Trong khi chỉ có 14% người Ấn Độ chọn vị trí ngồi được cho là “khó chịu” này.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến những quốc gia tiên tiến, mà điển hình là quá nửa người dân Nhật Bản chọn ngồi sát lối đi ?
Lý do liên quan đến vấn đề sinh lý, chuyện về cái Toilet.
Trên những chuyến bay dài, đi vệ sinh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy thay vì đánh thức người khác để nhường lối ra cho mình thì người Nhật thường chọn con đường tiện lợi hơn, ngồi gần nhà vệ sinh nhất có thể.
Trường hợp Nhật Bản, những người lựa chọn vị trí lối đi thường có xu hướng nghiêng về người cao tuổi, khoảng từ 50 trở lên. Nếu chỉ khảo sát nhóm hành khách ở độ tuổi này, tỷ lệ lên đến 61%.
Còn đối với ông chú 45 tuổi là tôi đây, trước khi đi vệ sinh thường hạn chế uống nhiều nước, sau đó chọn View cửa sổ để thoả sức nhìn ngắm. Dù nhiều lần bị nói rằng uống ít nước không tốt cho cơ thể nhưng ngoài ngắm cảnh, ghế cạnh cửa sổ còn là vị trí ngủ rất thoải mái nữa. Mặc dù tôi cũng rất ghét phải làm phiền người kế bên.
Ảnh: https://ameblo.jp/morihara3/entry-12158969638.html
Thêm một thông tin rất thú vị nữa.
Với câu hỏi bạn có bao giờ phải thuyết phục người khác đổi chỗ cho mình chưa?
Bạn sẽ trả lời như thế nào?
Người Nhật sẽ trả lời là…
Ảnh: https://gunosy.com/articles/aPOF7?s=s
Có nhưng chỉ 6%. Còn lại 94% nói rằng mình chưa bao giờ đề nghị như thế. Có lẽ nguyên nhân cũng xuất phát từ suy nghĩ “làm phiền” và cam chịu của người Nhật chăng?
Tìm hiểu về thế giới quan của người Nhật đôi khi thật lắm điều lý thú phải không nào? Còn người Việt thì sao, tôi rất tò mò được biết người Việt có cùng chung quan điểm về một khía cạnh nào không? Chắc chắn là có chứ, vì vậy hãy chia sẻ với tôi nếu bạn nhớ ra nhé!
Kengo Abe