Từ lời thú tội của người phụ nữ đốt nhà giết con, góc khuất nào phía sau hệ thống pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có tỉ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới. Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho điều này, đó là việc sở hữu vũ khí là bất hợp pháp, khoảng cách giàu nghèo nhỏ và người Nhật luôn tuân thủ những quy định chung.

Tuy nhiên, có một lý do nữa mà không phải ai cũng biết, vì sao, tỉ lệ tội phạm ở quốc gia này lại thấp như vậy, vì chính hệ thống pháp luật có phần đáng sợ của Nhật.

Năm 2016, trang tin tức Al Jazeera đã đưa ra một bộ phim tài liệu nói về vấn đề trên, cho thấy một góc khuất của Nhật Bản mà hầu như chẳng ai biết. Một bộ phim tài liệu với đầy đủ nhất mọi minh chứng thể hiện rõ.

Bộ phim tài liệu kể về Keiko Aoki, người phụ nữ mà năm 1995 bị kết án đốt ngôi nhà mình để giết con gái nhằm nhận tiền bảo hiểm. Bản án phán quyết dựa trên lời thú nhận của cô và chồng nhưng dưới sự cưỡng chế.

Keiko và chồng trải qua 20 năm tù giam, trong lúc đó họ hoàn toàn vô tội. Mãi đến đầu năm 2016, vụ án được điều tra lại và minh chứng rằng, họ không phải là thủ phạm gây ra đám cháy và giết chết cô con gái.

Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi lớn, tại sao một người vô tội lại dễ dàng nhận tội trước pháp luật Nhật Bản?. Hay người xem tự đặt ra câu hỏi rằng, hệ thống pháp luật Nhật được thiết  lập để bắt buộc mọi người nhận tội dù bất cứ điều gì ?.

Trong trường hợp của Keiko, cô bị nhốt trong phòng thẩm vấn suốt 12 giờ liền và liên tục bị một điều tra viên tra hỏi, quát mắng, cô không có cơ hội gặp luật sư. Cuối cùng, cảnh sát nói rằng, cô nên thú tội, mệt mỏi và bất lực vì huỷ hoại tinh thần, Keiko đã viết giấy nhận tội trước sự bắt buộc của cảnh sát.

Keiko chia sẻ thêm rằng, do mệt mỏi, áp lực, đồng thời thêm cảm giác tội lỗi khi không thể cứu sống con gái nên cô đã nhận tội.

Tại Nhật Bản, bất kỳ ai bị nhốt ở sở cảnh sát từ 23 ngày trở lên mà không bị buộc tội. Luật sư không được vào phòng thẩm vấn và cảnh sát không bắt buộc phải ghi lại bất kỳ một phiên thẩm tra nào.

Như Hiroshi Ichikawa, một cựu công tố viên đã miêu tả, các điều tra sẽ xoay vòng hỏi nghi phạm, cho đến khi họ mệt mỏi, sa sút tinh thần dẫn đến tự giác thừa nhận bất cứ điều gì để kết thúc nhanh chóng sự việc.

Nhưng tại sao hệ thống pháp luật Nhật Bản lại quyết liệt trong việc lấy lời thú tội từ nghi phạm. Hiroshi nói rằng, đó là vì áp lực đè nặng lên cảnh sát và công tố viên buộc phải kiên quyết tìm ra người có tội cho mỗi vụ trọng án.

Ở một đất nước mà người dân đặt trọn niềm tin vào pháp luật, vậy nên nhiều khi nó lại tác động ngược, làm cho chính quyền buộc mọi cách phải quy tội.

Bộ phim tài liệu đã phần nào hé mở một đề tài về Nhật mà rất hiếm khi được báo chí khai thác. Bạn có thể xem trọn phim trên Al Jazeera hoặc trang YouTube chính thức.

Thực tế thì khi nói đến những vụ án quy nhầm tội thì không phải đơn độc riêng mình Nhật Bản. Nhiều nước phát triển cũng vướng phải những điều tương tự. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề là sớm nhận ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bộ phim cũng là một sự cảnh báo về việc cần chấn chỉnh lại những quy định trong điều tra không chỉ riêng Nhật mà còn ở các quốc gia khác. Tránh niềm tin người dân đối với chính quyền ngày một hao mòn. Đồng thời, hậu quả để lại cũng khó nào kiểm soát được. Tất nhiên, những vụ việc như trên rất hiếm hoi ở Nhật và chẳng có điều gì tồn tại trong cuộc sống mà không có sai lầm. Nhưng với một quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, thì sẽ tốt hơn nếu hạn chế được.

Tổng hợp: japantimesdarekare.jp

TT

Ngoài Chikan, xuất hiện loại hình tội phạm mới đe doạ phái nữ ở các nhà ga Nhật Bản

Báo động tình trạng tội phạm tăng đột biến Ai nói người Nhật không lừa đảo?

Người Nhật Chúng tôi cảm thấy xúc phạm thay cho Thủ tướng, khi bị phục vụ món ăn trong chiếc giày

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: