Lý giải khoa học thú vị về bộ phận đáng thương nhất của não – bị con người “lợi dụng” để nhớ lại giấc mơ đêm qua

Bạn dành 1/3 quãng thời gian của cuộc đời cho việc ngủ. Bấy nhiêu đây không dài như bạn nghĩ đâu, vì các tế bào cũng cần nghỉ ngơi tiếp sức sau khi bị vắt cạn kiệt vào các hoạt động hằng ngày.

Rất nhiều người mơ khi ngủ, nhưng đa phần chúng ta đều quên mất mình đã mơ gì sau khi thức dậy. Đây quả là một việc rất đáng tiếc.

Nếu chúng ta có thể nhớ giấc mơ hôm qua là gì, ta không còn phải nhập nhằng giữa thực tế và mộng tưởng, thậm chí có thể sống thật tự do, trở thành con người mà ta hằng mong muốn trong thế giới mơ mộng của riêng mình. Như vậy, mọi mệt mỏi áp lực trong thế giới thực cũng được xua đi ít nhiều.

Lan man vậy đủ rồi, đây mới là phần quan trọng nhất nè !

Ảnh Locari

Bạn hoàn toàn có thể nhớ lại giấc mơ đêm hôm trước bằng phương pháp vô cùng đơn giản.

Để làm được việc đó, hãy uống một cốc nước đầy trước khi đi ngủ.

Chỉ vậy thôi…

….

Đùa đấy à ????

Bạn không tin ư, vậy tối nay cứ thử uống một cốc trước khi đi ngủ xem nào.

Điều này đã được kiểm định bằng thí nghiệm của các nhà khoa học. Đầu tiên, tôi sẽ giải thích một chút vào cơ chế.

Ảnh ホワイトエッセンス

Cho dù bạn đang ngủ, não của bạn vẫn không nghỉ ngơi hoàn toàn. Tần suất hoạt động của não trong thời gian này phụ thuộc vào các thời kỳ của giấc ngủ. Tế bào não chìm vào giấc ngủ sau cùng là hồi hải mã – Hippocampus (thuộc thủy thái dương). Chính vì đi ngủ sau cùng nên anh bạn hồi hải mã này cũng sẽ là bộ phận thức dậy sau cùng.

Đây là bộ phận có chức năng lưu giữ những ký ức ngắn hạn. Thế nhưng cho dù bạn tỉnh dậy, hồi hải mã vẫn còn đang “ngái ngủ” nên những ký ức về giấc mơ sẽ không được cơ quan này lưu lại.

Ảnh 記憶力を高める方法

Thế bạn có biết tại sao hồi hải mã lại là bộ phận đi ngủ sau cùng không? Để lý giải, chúng ta cần tìm hiểu vào cơ chế làm việc độc đáo của hồi hải mã. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là chuyển đổi các ký ức ngắn hạn vào bộ nhớ dài hạn, đây là công việc phải được thực hiện khi toàn bộ phần còn lại đi ngủ.

Hiện tượng mơ cũng xảy ra khi hồi hải mã thực hiện quá trình này. Sau khi chuyển đổi ký ức ngắn hạn vào bộ nhớ dài hạn, những ký ức ngắn hạn sẽ được xóa đi, và lúc đó hồi hải mã có thể được nghỉ ngơi,

Chính vì vậy, nếu trước khi đi ngủ bạn uống một cốc nước đầy, đến giữa đêm bạn phải thức dậy để đi vệ sinh, và như vậy não của bạn sẽ bị đánh thức. Nhờ đó, hồi hải mã không thể ngủ được nữa.

Ảnh サイエンスウィンドウ – 科学技術振興機構

Chính vì thế, vào buổi sáng, những ký ức ngắn hạn về giấc mơ đêm hôm trước vẫn được hồi hải mã lưu giữ trong bộ não. Để chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên, hãy đặt một tờ giấy nhớ và một cây viết cạnh giường ngủ. Khi trời sáng, lập tức viết lại tất cả những gì bạn đã mơ, như vậy 100% giấc mơ sẽ không bị lãng quên.

Thế nhưng không cho hồi hãi mã ngủ có độc ác quá không? Có ảnh hưởng gì đến cơ thể không nhỉ?

Trong thời gian ngắn, bạn sẽ không nhận thấy có gì bất thường với cơ thể bạn đâu. Thế nhưng nếu không được ngủ trong thời gian dài, hồi hải mã nhất định sẽ tức giận mà nổi loạn rồi. Đó là lý do nếu thường xuyên bị đánh thức vào lúc nửa đêm, cơ thể dễ suy nhược, mệt mỏi, trí nhớ giảm xúc, tinh thần suy giảm.

Thật ra đây không phải là cách hay khi hành hạ cơ thể của bản thân đâu bạn ạ.

Thế nhưng cứ thử 1 đêm để xem những gì được viết ở đây có đúng hay không chắc là không hại gì đâu !

Kengo Abe

Tiếng khóc vọng ra từ con tàu nghiên cứu khoa học của người Mỹ trên đất Nhật sau chiến tranh

Bạn không nên FA nữa đâu, vì khoa học đã chứng minh tình yêu giúp phụ nữ xinh đẹp hơn

Sự tình cờ trong phòng thí nghiệm tạo ra định mệnh mới trong ngành khoa học vật liệu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: