Sự thật phía sau con số 30.000 cô gái Nhật Bản “biến mất” mỗi năm
Theo số liệu từ năm 2016, tại Nhật Bản 33.156 người trong độ tuổi từ 10 đến 30 bị mất tích. Khi nói đến sự biến mất, ý nghĩ trong đầu mỗi người sẽ là bị bắt cóc hoặc sự cố tình cờ nào đó xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một hình thức biến mất mới xảy ra ở Nhật Bản.
Những người mất tích tầm tuổi từ 10 đến 30, nhiều người trong số họ không bị bắt cóc hoặc xảy ra tai nạn. Thay vào đó, họ tham gia vào một dịch vụ trên Internet là “tìm nơi để ở” và “rời khỏi gia đình”.
Có nhiều lý do để chạy trốn khỏi nhà. Theo NHK tiến hành cuộc thăm dò khảo sát những người “bỏ trốn”, lý do khiến họ mất tích như vậy chủ yếu ở những điểm sau:
– Vì bố mẹ nói rằng, con gái họ không chăm chỉ học hành
– Vì mối quan hệ gia đình phức tạp, nên họ không muốn ở nhà và rời đi.
– Sau khi tốt nghiệp đại học, các cô gái đã bỏ nhà đi vì xung đột với bố mẹ, vì tương lai tìm kiếm công việc khó khăn.
– Mâu thuẫn với mẹ, tôi đã nói với bà rằng “con không muốn ở lại nữa”, tôi đã bỏ đi khi cãi nhau với mẹ.
Sau khi rời khỏi nhà, nhiều cô gái đã truy cập dịch vụ cho ở tạm trên mạng, họ tìm đến những ngôi nhà có đàn ông lạ và ở lại. Không quen biết khiến các cô trẻ tuổi bị tấn công, nhiều người đã phải bỏ đi một lần nữa.
Những lý do bỏ trốn có vẻ như rất bộc phát và trẻ con theo người lớn đáng giá. Tuy nhiên, với độ tuổi từ 10 đến 30, nhiều áp lực cuộc sống cũng như sự kỳ vọng từ gia đình khiến họ cảm thấy nặng nề tinh thần. Đó là nguyên nhân để họ biến mất không dấu vết.
Những người bỏ nhà đi thường cái “tôi ” khá lớn và suy nghĩ còn trẻ dại, thế nên, hoặc ương bướng không bao giờ quay về hoặc nghĩ rằng, có về thì quan hệ gia đình cũng không hàn gắn. Họ không muốn chia sẻ suy nghĩ với bố mẹ, nhiều cô gái mới lớn nghĩ rằng, chia sẻ với người lạ là cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ chẳng biết rằng, rời khỏi nhà sẽ phải trả giá khá đắt. Bỏ trốn đồng nghĩa với, đứa trẻ sẽ ngủ lại nơi hoàn toàn xa lạ, nữ giới bị tấn công tình dục, còn đàn ông thì lợi dụng cơ hội trên, cung cấp chỗ ở và thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Hầu hết những người bỏ trốn khỏi nhà thường có suy nghĩ bồng bột tiêu cực, các bậc phụ huynh cũng thật khó nắm bắt tâm lý, càng khó hơn trong việc ngồi lại nói chuyện với các em. Thế nên, khi con cái mất tích, họ thường chỉ biết tìm đến cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ.
Hiện nay có khoảng hơn 30.000 người bỏ nhà ra đi mỗi năm. Ngoài rất nhiều vấn đề thì đây cũng là yếu tố làm chính quyền Nhật đau đầu. Bởi có rất nhiều kẻ xấu sẵn sàng lợi dụng tâm lý trên của các em để thực hiện hành vi không tốt.
Thế nên, chính quyền cũng đưa ra cảnh báo các bậc phụ huynh, có bất cứ vấn đề nào cũng nên giải quyết, tránh áp lực dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực của các em. Đồng thời cũng muốn nhắn nhủ rằng, với những người đang có ý định trên, chẳng có ai trong cuộc sống tốt với mình như bố mẹ. Dẫu có như thế nào, thì họ vẫn là những người yêu thương ta nhất.
Tham khảo: nhk.or.jp
TZ
Bên trong một Nhật Bản hào nhoáng là những vấn nạn chưa lộ diện
Người Nhật xem nhẹ việc học ngoại ngữ tư tưởng lạc hậu hay đoán trước thời thế?
[Tiếng Nhật nguy hiểm] 7 kiểu nói “Vâng” (はい-Hai) khiến người Nhật điên tiết