Vì sao lời xin lỗi của lãnh đạo công ty ở Nhật lại bị người dân cực kỳ phản đối?

Khi văn hoá công sở phổ biến ở Nhật là nhân viên sẽ nghỉ lại công ty, ăn cơm trưa ở văn phòng, thì nhiều người thường mang theo hộp cơm Bento đã được chuẩn bị ở nhà.

Với nhiều người may mắn có vợ hoặc mẹ chuẩn bị sẵn cơm Bento, hoặc không họ phải chăm chỉ thức dậy sớm hơn một chút để chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu không mang theo cơm, nhiều người lại lựa chọn cách mua sẵn ở các cửa hàng địa phương gần đó.

wiktionary

Đó cũng là việc mà nhân viên 64 tuổi của Cục Công nghiệp nước thành phố Kobe đã làm gần đây. Thỉnh thoảng, ông rời khỏi văn phòng để mua một bữa trưa từ cửa hàng Bento địa phương. Trong khi hành động trên có vẻ như không thành vấn đề với nhiều người thì lãnh đạo công ty lại xử lý nghiêm khắc, vì cho rằng, nó diễn ra trong giờ làm việc, họ quyết định phạt nhân viên bằng cách cắt giảm lương và thay mặt nhân viên đó tổ chức buổi xin lỗi công khai trước mọi người.

Theo đại diện văn phòng công ty cho biết, họ phát hiện ra nhân viên trên khi một lãnh đạo nhìn qua cửa sổ và thấy nhân viên rời khỏi toà nhà làm việc đi đến một cửa hàng Bento gần đó. Mỗi lần rời đi chiếm khoảng ba phút. Trong thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018, tổng cộng có 26 lần như thế. Sau khi tính toán, lãnh đạo công ty quyết định phạt nửa ngày lương của nhân viên trên, đồng thời tiến hành xin lỗi công khai về việc nhân viên công ty lạm dụng thời gian làm việc để làm việc cá nhân.

Đại diện thành phố cúi đầu trước mọi người trong cuộc họp báo trên truyền hình, một đại diện nói “thật đáng tiếc khi xảy ra vụ bê bối như vậy, chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành tới toàn thể mọi người”.

Kể từ khi tin tức trên lên truyền hình, nhiều người khắp đất nước đã bày tỏ sự phẫn nộ về việc xử lý nghiêm khắc vụ việc. Mặc dù các lãnh đạo thành phố và công chức được yêu cầu thực hiện theo những quy định chuẩn mực trong xã hội Nhật Bản, điều này được cho là hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn cho rằng quy định trên áp dụng với nhân viên trong trường hợp này mang tính vô nhân đạo.

Có phải mọi người thậm chí không được phép đi vệ sinh không? điều này giống như chế độ làm việc dành cho nô lệ”

“Thế những chính trị gia ngủ gật trong giờ họp quốc hội thì sao? họ có bị sa thải không? “

“Hình phạt quá vô lý, 26 lần trong sáu tháng có nghĩa là anh ấy chỉ rời văn phòng mỗi tuần một lần”

“Tôi không bao giờ tin rằng, có ai đó trong cuộc sống này làm việc mỗi ngày mà không dùng ít phút vào việc cá nhân”

“Tuyệt đối vô lý, việc thực hiện buổi xin lỗi này với báo chí thậm chí còn lãng phí nhiều thời gian hơn so với ba phút mà nhân viên kia đi mua Bento”.

Theo lãnh đạo công ty, lý do nhân viên trên rời văn phòng để mua bữa trưa là vì anh ấy muốn “thay đổi vị trí”.

Tuy nhiên, văn hoá làm việc của Nhật là nhân viên sẽ thực hiện bữa ăn của mình ngay tại văn phòng, hãy cứ ở lại đó cho đến khi Sếp về trước. Việc thay đổi vị trí được xem là hành động thiếu chuyên nghiệp, không quan tâm đến người khác.

japan (ảnh minh hoạ)

Và việc lãnh đạo thành phố tổ chức buổi xin lỗi cũng như phạt nhân viên trên đúng với chuẩn mực văn hoá làm việc của Nhật Bản, nhưng hành động đó lại vấp phải sự phản đối của không ít người.

Từ vụ việc trên, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu văn hoá việc làm Nhật có đang quá khắt khe không? và cái gì cũng có hai mặt, nó sẽ tạo ra môi trường làm việc chuẩn mực, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng liệu đó có phải là con đường nhanh nhất đẩy con số trầm cảm, tự sát đang ngày một gia tăng ở đất nước này?

Tham khảo: grapee

TZ

Đèn lồng đỏ và văn hóa uống rượu sau giờ làm việc

Bức xúc: Asahi Shimbun vi phạm luật lao động, phân biệt, đối xử tệ với nhân viên người Việt Nam

Từ những lời sếp nói với nhân viên nữ khi mang thai đứa con thứ 2, ngẫm về thế hệ tương lai của nước Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: