“Hội chứng con vịt” – Lý giải tình trạng sinh viên Đại học Nhật Bản được phép bùng học, trốn tiết, ngủ trong lớp

大学は人生の春休み (Daigaku wa jinsei no haruyasumi) – Trường Đại học là kỳ nghỉ mùa xuân của đời người

遊ぶのは大学のうち (Asobu no wa daigaku no uchi) – Khi còn học đại học thì cứ ăn chơi đi.

Trái với hình ảnh những nhân viên văn phòng mẫn cán, tinh thần trách nhiệm cao như núi, làm thêm giờ như cơm bữa, thậm chí có thể chết vì công việc, sinh viên đại học Nhật Bản lại khiến nhiều người hiểu thế nào là đỉnh cao của lười biếng.

Trước kia JAPO đã có bài viết về hình ảnh “dặt dẹo” của sinh viên đại học Tokyo 

Nếu chưa xem bạn có thể tham khảo tại đây.

Ảnh Twitter

Thật ra, sinh viên đại học Nhật Bản học ít hơn nhiều so với sinh viên của các quốc gia khác. Chỉ 66,8% sinh viên Nhật Bản học các môn chuyên ngành trong khoảng 5 tiếng đồng hồ hoặc ít hơn trên tuần. Thậm chí có những sinh viên còn không thèm học. Trái lại, 59,4% sinh viên Mỹ dành 11 tiếng trên tuần để học. Vậy thời gian rảnh, sinh viên Nhật Bản dùng để làm gì?

Câu trả lời là đi làm thêm hoặc tham gia vào các câu lạc bộ.

Kỳ nghỉ mùa xuân là như thế nào?

大学は人生の春休み (Daigaku wa jinsei no haruyasumi) – Trường Đại học là kỳ nghỉ mùa xuân của đời người

遊ぶのは大学のうち (Asobu no wa daigaku no uchi) – Khi còn học đại học thì cứ ăn chơi đi.

Đây là những câu thường gặp để mô tả vào cuộc sống sinh viên đại học Nhật Bản.

Để minh họa rõ hơn cho “kỳ nghỉ mùa xuân” ở trên, hãy lấy cuộc sống đại học của Takashi – một sinh viên Nhật Bản làm ví dụ.

Ảnh Twitter

Anh ta không học quá nhiều, và cũng không phải là cá biệt. Những con số đã cho thấy thực tế rằng sinh viên đại học Nhật Bản không cần học. Takashi “bùng” học như cơm bữa, và cho dù có đi học, Takashi cũng dành thời gian trên lớp để…ngủ.

Vậy thì bấy nhiêu thời gian, Takashi và bạn cùng lớp của anh ta làm gì? Họ tiệc tùng cùng nhau, tham gia Gokon (hẹn hò nhóm) hoặc chơi điện tử. Thỉnh thoảng, Takashi đến qua đêm ở nhà bạn gái để chơi mạt chược.

Một số người bạn của cậu làm thêm, một số sinh viên đại học không học, nhưng lại nhận việc dạy thêm cho học sinh cấp 3, một số khác dành thời gian tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc một số hoạt động ngoại khóa khác.

Nói chung, bất kỳ thứ gì ngoại trừ sách giáo trình.

Lý do của sinh viên

Takashi đã từng rất áp lực chuyện học tập, tương tự như nhiều học sinh Nhật Bản khác (và có thể là tình trạng chung của ngành giáo dục các quốc gia Đông Á). Bắt đầu từ năm 2 trung học, Takashi đã phải “chạy đua” hằng ngày vì kỳ thi đầu vào đại học. Lượng kiến thức Takashi phải “ngấu nghiến” trong khoảng thời gian này có thể so sánh với mini – Wikipedia. Nói ra chắc bạn cũng có thể hình dung sự khó khăn của các kỳ thi đầu vào đại học như thế nào.

Ảnh ディースパーク

Cũng giống như Việt Nam và một số quốc gia, rớt đại học là vấn đề lớn với học sinh Nhật Bản. Nếu rớt đại học, điều đó có nghĩa là bạn phải dời lại 1 năm, học hành chăm chỉ hơn nữa để lại tiếp tục thi cử. Đó là trải nghiệm không học sinh nào mong muốn.

Trở lại câu chuyện, cuối cùng Takashi có thể vượt qua mọi rào cản để vào đại học. Cậu chuyển từ vùng ngoại ô để đến Tokyo, thành phố thủ đô. Vào ngày học đầu tiên, Takashi bắt chuyến tàu đến trường vào 8 giờ 30 sáng trong tình trạng buồn ngủ. Những chuyến tàu sớm của Tokyo, nơi đầy ắp người và không một ai nở nụ cười.

Ảnh フリー素材ドットコム

Ngày đầu tiên là một ngày học chăm chỉ. Cậu kết thúc ngày học lúc 6 giờ tối, về cùng giờ với những công nhân viên chức không làm thêm. Vài ngày khác, Takashi tham gia buổi giới thiệu câu lạc bộ cùng các sinh viên khác và về nhà lúc 9 giờ tối.

Tàu giờ này vẫn đông, đa phần là những nhân viên vừa trải qua thời gian làm thêm. Ngày khác, cậu ở lại trễ hơn để dự Shinkan (tiệc chào đón thành viên) và về nhà lúc 11 giờ. Tàu không còn đông đúc như những khung giờ trước, nhưng vẫn có rất nhiều người mặc vét. Một số họ trở về từ những Nomikai (tiệc uống), mặt đỏ như gấc, ngủ gà ngủ gật.

Nhìn những con người ấy, Takashi không khỏi nhận thức được bản thân sau khi tốt nghiệp. Học chăm chỉ, có được tấm bằng, làm CV và bắt đầu làm việc, làm việc, làm việc, làm việc, vân vân và mây mây.

Ngày hôm sau, Takashi có giờ học vào lúc 9 giờ. Nhưng cậu trốn vì không dậy nổi. Sau tất cả, đằng nào chả phải làm việc, vậy thì học hành chăm chỉ có tác dụng gì? Việc học có thể chờ, nhưng cơn buồn ngủ không chờ ai cả. Hơn nữa, bố mẹ cậu không có ở đây để nhắc nhở, khiển trách, buông thả một chút cũng chẳng sao.

Không phải là suy nghĩ 1 chiều

Nếu bạn đang nghĩ rằng những suy nghĩ của Takashi chỉ là ngụy biện cho việc lười biếng, có thể không chỉ đơn giản vậy đâu.

Có rất nhiều lý do logic để những sinh viên đại học Nhật Bản xem nhẹ việc học.

Ảnh ディースパーク

1. Các công ty Nhật Bản không quá coi trọng vào thành tích học tập của ứng viên

May mắn thay, khi tuyển người, doanh nghiệp Nhật Bản thường để ý đến khả năng giao tiếp và kinh nghiệm làm thêm của ứng viên hơn tên trường đại học và xếp loại học tập tại trường. Về mặt này, những sinh viên thường nghỉ học để tập trung cho hoạt động ngoại khóa hoặc làm thêm sẽ có lợi thế hơn.

2. Không có động lực, mục tiêu

Một sinh viên du học Hồng Kông nhận xét “hầu hết sinh viên Nhật trông thiếu sức sống và không có động lực”.

Bạn có đang du học hoặc là trao đổi học sinh tại một số trường đại học Nhật Bản, ý kiến của bạn ra sao?

3. Thi đầu vào đã vất vả lắm rồi, hãy học khôn ngoan hơn nào

Không phải tất cả các tiết học ở trường đại học đều hữu ích, một số giờ học không điểm danh và không có kiểm tra thì không cần đi.

Đúng như vậy, các giảng viên đại học ở Nhật cũng không quan tâm mấy vào kết quả học tập sinh viên họ đứng lớp.

4. Mục đích của việc đi học đại học là gì?

Tìm kiếm việc làm hả? Người ta đâu có đánh giá dựa vào thành tích

Chơi với bạn bè hả, trải nghiệm hoạt động xã hội hả, không cần lên trường cũng được mà.

Tóm lại, sinh viên đại học học rất nhiều, nhưng không phải từ sách giáo trình của họ.

“Hội chứng con vịt” kiểu mới

“Hội chứng con vịt” xảy ra với một số người đạt được rất nhiều thành tựu, cuộc sống rất thành công nhưng đằng sau đó họ đã phải hy sinh rất nhiều, cũng giống như con vịt lướt trên mặt nước rất nhẹ nhàng (cái chúng ta thấy), nhưng bên dưới lớp nước, chân của chúng đang quẫy liên tục để có thể bơi đi (cái chúng ta không thấy).

Ảnh The Peak

Đó là mặt tối của các sinh viên đại học danh tiếng ở Mỹ. Mỗi ngày họ chỉ ngủ từ 3-4 tiếng, lặng lẽ khóc lóc trong khuôn viên trường vì áp lực học hành.

Thế nhưng những con vịt Nhật Bản có vẻ biết rằng chân không quẫy thì chúng vẫn có thể nổi, và đằng nào thì cũng phải bơi, chi bằng dừng lại một chút để xác định xem bơi hướng nào đây cho đúng đắn.

Tất nhiên điều đó chỉ tốt khi bạn biết được mình thật sự cần cố gắng gì cho tương lai, là khi bạn tận dụng được “kỳ nghỉ mùa xuân” này một cách hợp lý.

Còn nếu bạn thực sự dành “kỳ nghỉ mùa xuân” chỉ để “ngủ đông”, không học hành, không hoạt động xã hội,… thì không được khuyến khích đâu nhé.

Vì vậy nếu bạn có đang theo học tại 1 trường đại học ở Nhật và không biết mình hay sinh viên bản xứ mới là du học sinh, đừng chỉ nhìn vào cái họ thể hiện để đánh giá, vì thành tích không phải là tất cả đâu.

Nói như thế không có nghĩa là đề cao vào giáo dục Nhật Bản, thử nghĩ xem học hành chăm chỉ để vào một môi trường học tập thật ra không cần thiết gì mấy cho tương lai, cũng là một dạng phung phí thời gian.

Ảnh Askideas.com

Đời còn dài và còn nhiều điều để đối mặt, hãy cứ là một con vịt khôn ngoan, bạn nhé !

Tham khảo Tofugu

Japanese University Student Don’t Study

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: