Vì sao Hoàng cung Nhật xưa không có Hoạn quan?
Cũng như rất nhiều quốc gia Châu Á khác, Nhật là đất nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Chữ viết cũng len lỏi, xâm nhập Nhật từ rất sớm. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, có rất nhiều điều xứ Phù Tang bắt nguồn từ đất nước này.
Tuy nhiên, có một điều thuộc hệ thống Hoàng gia mà Nhật không “mượn” của Trung Hoa đó là cấp bậc các quan trong triều. Một trong số đó là Thái giám, có thể thấy, chốn cung triều Nhật, vắng bóng Hoạn quan.
“Hoạn quan” hay “Thái giám, Công công, Tự nhân,…” là những người đàn ông bị khiếm khuyết mất bộ phận sinh dục và phục vụ trong cung. Có thể nói, mặc dù thân thế không được coi trọng nhưng cấp bậc này lại chiếm một vị thế lớn trong triều đình. Trong lịch sử Trung Hoa, có người thậm chí còn làm lên đến chức Thừa Tướng (tham khảo nguồn tại đây).
Khi xem phim cổ trang nói về triều chính Trung Hoa, chúng ta thường hay bắt gặp nhân vật trong vai người phản diện. Thế nhưng, có một điều lạ lùng, hầu như không tìm thấy trong phim hay lịch sử cung triều Nhật Bản. Vì sao vậy?
Có thể xét đến những khía cạnh như sau:
– Thứ nhất: Đối với triều chính Trung Hoa, tam cung lục viện là chuyện thường, các Hoàng đế với hậu cung trăm nghàn cung tần mỹ nữ. Với những công việc nặng cần đến những người đàn ông mạnh khoẻ thay vì cung nữ chân yếu tay mềm. Việc để một người đàn ông bình thường sẽ gây nhiều điều tiếng và “không trong sạch chốn hậu cung”. Thế nên, người được lựa chọn phải “tịnh thân”, mặt khác họ sẽ giúp đưa tin giữa Vua và chốn hậu cung đó.
Còn đối với Nhật, trong suốt thời kỳ xưa, 125 nhiệm kỳ Thiên hoàng lại có tới 8 vị là nữ. Hoặc nếu những Thiên Hoàng nam cũng không nhiều phi tần chỉ tầm hơn 10 người, vậy nên Thái giám không cần thiết.
Ngoài ra, đối với những người đàn ông đã tịnh thân, họ không lập gia đình đồng nghĩa với cuộc đời nương dựa nơi cung cấm. Kéo theo đó, triều chính sẽ chi khoản tiền để nuôi. Bởi thế, nếu không cần thiết phải có Hoạn quan thì Nhật Bản cũng không cần phải hao tâm tổn lực vì nhiều điều luật và tiền của áp dụng cho bộ phận này.
– Thứ hai: có thể là vấn đề văn hoá. Người Nhật xem việc “làm tổn hại” một người là thiếu nhân đạo. Đối với người bẩm sinh khiếm khuyết thì không sao, nhưng đối với người bình thường. Việc triệt bộ phận sinh dục đồng nghĩa là tước đi những quyền nhân sinh mà cuộc sống ban tặng.
Ngoài ra, họ không cần thiết nhiều trong triều thì cũng không cần tuyển chọn, bởi quá trình tuyển người vào cung cũng hết sức gắt gao, không phải ai muốn cũng có thể làm được. Có nhiều người tự nguyện nhưng không đủ yêu cầu thì cũng dễ bị loại. Có lẽ đó cũng là một lý do để Hoạn quan không là một thành phần có mặt trong triều chính Nhật xưa.
– Thứ ba: do kỹ thuật y học. Nếu thần y Hoa Đà phát minh ra kỹ thuật gây mê từ sớm thì đến thế kỷ 18, Nhật mới áp dụng kỹ thuật này vào động vật. Mặt khác, họ ý thức được rằng, việc can thiệp dao kéo vào cơ thể cuộc đại phẫu trên hết sức quan trọng. Vậy nên, khi chưa đủ trình độ y học, người Nhật không thực hiện. Đó có lẽ là một lý do nữa của việc thiếu bóng dáng Thái giám ở chốn quan trường Nhật Bản.
Giờ thì bạn đã biết, vì sao các phim Nhật hay sách sử ít đưa tin về bộ phận này chưa?
TZ (tổng hợp)