[Phát hiện lý thú] Truy tìm từ tiếng Anh được các nhà làm quảng cáo thương mại Nhật Bản ưa chuộng nhất?
Nhật Bản hiện nay đã tiếp thu rất nhiều ngôn ngữ mượn từ nước ngoài. Do đó, không giống trước kia, bạn sẽ thấy tiếng Anh ở nhiều nơi trên xứ sở hoa Anh Đào, từ biển hiệu, Menu, Game, quảng cáo,…
Tuy nhiên, người Nhật không tiếp thu 100% từ vựng với đầy đủ nghĩa từ ngôn ngữ gốc, mà sẽ xào nấu lại, thậm chí sáng tạo thành một nghĩa hoàn toàn mới. Đây được gọi là Jinglish (Japanese-style English).
Một trong những ví dụ thú vị của Jinglish được đề cập ở đây, đó là trường hợp của từ LET’S (hãy…)
Tại sao người Nhật thích dùng từ “LET’S”?
Trong tiếng Anh, chúng ta thường dùng thể yêu cầu để thuyết phục ai đó làm điều gì đó. Ví dụ, trong rất nhiều mẫu quảng cáo, bạn hay thấy những lời yêu cầu, kêu gọi trực tiếp như “Get the power!” “Act now!” “Sleep better!” “Taste the rainbow!”
Slogan đi kèm của thương hiệu Nike là cụm từ kêu gọi hành động “Just Do it”.
Ngay cả cái tên Netflix cũng đã bao hàm từ “Next” – một từ kêu gọi bạn phải tiếp tục Click chuột…
Tất nhiên không phải quảng cáo nào cũng vậy, nhưng lần sau khi “đụng độ” một quảng cáo thương mại, chớ hãy lờ đi mà chú ý một chút, bạn sẽ thấy điểm chung nổi bật.
Ở Nhật, tuy họ thích nói gián tiếp hơn kiểu thuyết phục trực tiếp như vậy, nhưng trong trường hợp lời mời, người Nhật rất thích sử dụng cụm “Let’s…”
Không tin ư, hãy đến với 1 vài ví dụ nào…
Một cơ quan Chính phủ dùng “Let’s” để kêu gọi bảo vệ người già.
Một quán cà phê tên Let’s chia sẻ chung 1 tòa nhà với 1 studio tên cùng tên
Công ty đồ gia dụng Nhật Bản này cũng có tên là Let’s
Let’s drink…
Phiên bản Nhật hoàn toàn mới của LET’S
Tuy Let’s là cách dùng mượn của tiếng Anh, người Nhật đã sửa luôn nguyên tắt sử dụng của nó.
Bình thường, theo sau Let’s là một động từ nguyên mẫu không to (Let’s go, Let’s talk, Let’s fight,…)
Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể thêm một cụm danh từ tiếng Nhật vào sau Let’s.
Let’s coffe time
“Let’s Tensai Terebi-kun”
Hay thậm chí là V-ing (động từ thêm -ing chỉ thì tiếp diễn).
Phiên bản Game cũng có luôn
Sự xâm chiếm của Let’s thật ra có từ rất lâu rồi, từ khi phiên bản Video Games đầu tiên của Nhật được phát hành.
Ngoài ra, Let’s còn là một ví dụ cho việc bạn không nên để nguyên những cụm từ tiếng Anh khi phiên dịch Game Nhật. Bởi vì tiếng Anh của người Nhật rất khác so với tiếng Anh gốc.
Lần tới nếu bạn có lỡ dùng sai thì, sai từ sai thể tiếng Anh, không phải bạn đang sai đâu, chẳng qua bạn đang sáng tạo giống người Nhật thôi mà !
Tham khảo legendsoflocalization.com
Sacchan
Chương trình dạy tiếng Anh bá đạo nhất Nhật Bản là đây chứ đâu
Vào năm 1873, Nhật Bản từng xem xét việc chuyển ngôn ngữ quốc gia sang tiếng Anh