Số phận người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản

Năm 2004, một con đường ở phố cổ Hội An được mang tên là Công nữ Ngọc Hoa, con đường bắt đầu từ Chùa Cầu. Vậy nhưng, Công nữ Ngọc Hoa là ai, thân thế bà như thế nào để được lấy tên đặt cho một con đường?

Thật ra, trong lịch sử Việt, tên Công nữ Ngọc Hoa không xét ở mặt công trạng để đặt tên đường. Chỉ thể hiện mối quan hệ giao hữu Việt – Nhật. Bởi mối lương duyên đẹp đẽ của người con gái Việt lần đầu tiên trong lịch sử làm dâu Nhật Bản.

wikipedia

Theo lịch sử ghi lại, bà là con gái nuôi của chúa Sãi, có giai thoại ghi rằng, chúa Sãi không gả bà cho Quốc vương Po Romé mà để cho bà kết hôn với một thương gia dòng dõi Samurai.

Đầu thế kỷ 17, khi Nhật bắt đầu mở cửa giao lưu thông thương với các quốc gia khác. Cùng với nhiều thương gia , Araki Sotaro – vốn trước thuộc dòng Võ sĩ đạo, sau chuyển sang nghề buôn cùng đến Việt Nam. Tại đây, năm 1619 ông đã gặp và say mê trước vẻ đẹp của Công nữ Ngọc Hoa. Thuận theo ý con, chúa Sãi gả con gái cho Araki. Năm 1620, Ngọc Hoa theo chồng về Nhật.

Tại Nhật, Araki đã xây trung tâm thương mại Motoshikhui – Machi ở Nagasaki, Công nữ Ngọc Hoa cùng chồng quản lý, cho đến 15 năm sau, khi ông mất, bà vẫn thay chồng đảm đương công việc. Trùng hợp rằng, 10 năm sau, bà cũng mất đúng vào ngày của chồng, như một sự hợp duyên từ trước.

wikipedia

Tại quê nhà Nagasaki, bà rất được người dân yêu mến vì xinh đẹp và dịu dàng. Tên bà được đặt theo Tiếng Nhật là Wukaku, nhưng người dân vẫn hay gọi bằng cái tên khác trìu mến và thân thiện là Anio-san do “Anio” phát âm cửa miệng như cách bà gọi chồng “anh ơi”.

Có nhiều ghi chép cho rằng, người dân Nagashaki chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Công nữ Ngọc Hoa, ví như những điệu múa của An Nam, hoặc người dân ở đây thường ăn bàn tròn trải khăn đỏ thay vì bàn vuông khăn nâu truyền thống của Nhật. Thậm chí thức ăn dọn trên bàn cũng khác biệt ở chỗ, thay vì cho vào khay nhỏ riêng từng người thì họ lại cho vào đĩa lớn để mọi người có thể tự do lựa chọn.

Hàng năm ở Nhật Bản, vào mùa lễ hội Nagasaki Kunchi cũng có mà tái hiện Go-shuinsen cảnh người dân chào đón thương gia Araki cùng vợ trở về.

Tại lễ hội sẽ có một bé trai mặc trang phục truyền thống của Nhật và một bé gái mặc áo dài như người Việt. Con thuyền vượt trùng dương và trở về là một cặp uyên ương như bà Ngọc Hoa và Araki ngày trước.

nozomi

Tháng 11 năm 2017, Nagasaki (Nhật Bản) trao tặng mô hình Châu Ấn thuyền cho Hội An – Quảng Nam. Trong lịch sử, đây là con thuyền được các thương nhân Nagasaki sử dụng để qua lại buôn bán thông thương. Cũng chính là con thuyền mà cách đây 400 năm, đã đưa Công nữ Ngọc Hoa theo chồng làm dâu xứ lạ.

Là một người phụ nữ đảm đang, xinh đẹp và chung thuỷ. Bà rất được người Nhật yêu quý, hiện Bảo tàng Nagasaki còn lưu giữ chiếc gương bà vẫn thường sử dụng. Ngay trước cổng nghĩa trang Nagasaki, chính quyền Nhật đã dựng một tấm bảng lớn ghi tiểu sử ông Araki Sotaro và vợ.

Công nữ Ngọc Hoa chỉ là con nuôi của chúa Sãi, là người thuộc thân thế hoàng gia. Nhưng ngày trước, khi thương nhân Nhật buôn bán ở Quảng Nam, nên xem chúa Sãi là vua An Nam. Dẫu 400 năm đã trôi qua, nhưng ngày nay, công đức của Bà Ngọc Hoa kết nối tình hữu nghị Việt Nhật thì sẽ luôn được nhắc đến và nhớ mãi – người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật.

 

TZ (tổng hợp)

Còn tuổi nào cho em câu chuyện về người phụ nữ Việt có chồng là lính Nhật

[Hài hước] Những cụm từ gợi ý khi tra cứu Google tố cáo thực trạng vợ chồng Nhật

Người chồng Nhật khiến vợ ngạc nhiên và tự tin hơn chỉ với những thông điệp này

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: