Các cửa hàng “bảo quản niềm tin” du nhập từ Nhật Bản đã thành công ở Việt Nam như thế nào?
Ở Nhật Bản, đặc biệt tại những vùng thôn quê, bạn sẽ có thể bắt gặp những cửa hàng không người bán, chỉ có một thùng gỗ ở mặt tiền. Khách hàng đến, lấy món cần mua rồi tự cho tiền vào thùng. Đến cuối ngày người chủ chỉ cần đem thùng tiền về nhà là xong.
Ảnh Japan Info
Làm thế nào mô hình như vậy có thể tồn tại? Bí quyết ở đây chỉ được tóm gọn bằng 1 từ
NIỀM TIN…
Sự trung thực của người Nhật đã được cả thế giới công nhận. Từ bé họ được giáo dục rất kỹ về lòng tự trọng. Trong mỗi con người là một tòa án lương tâm, tự phán xét chính mình mà không cần đến một cơ quan pháp luật khác (tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ).
Đối với người Nhật, không có ai có thể nghiêm khắc với họ như chính bản thân họ.
Mô hình này hiện nay đang được Việt Nam chúng ta tích cực học tập. Bạn đã từng đến và trải nghiệm chưa? Hôm nay JAPO sẽ giới thiệu với các bạn một vài địa điểm nhé !
Quán của thời thanh xuân (Đà Lạt)
Bạn không thích đọc sách cũng có thể đến đây để đọc Conan đấy !
Đúng như tên quán, đây là không gian của những bạn trẻ, những người luôn được xã hội kỳ vọng phải hướng ngoại, năng động, nhưng sâu thẳm bên trong là tâm hồn bình yên, lặng lẽ, sâu sắc. Họ đến đây để được thư giãn trong không gian hoài niệm, để được sống chậm, trân trọng từng khoảnh khắc giữa cái xô bồ nô nức của xã hội hiện đại.
Hôm nay là một ngày thứ 2 “lười biếng”, vì thế nhân viên trong quán nghỉ làm. Đâu đó chỉ có những con mèo “ngủ quên đời” cùng âm nhạc nhẹ nhàng phát ra từ chiếc radio cũ.
Điều quan trọng là quán vẫn mở cửa cho khách vào tham quan chụp ảnh và mua hàng. Bạn chọn món hàng yêu thích sau đó cho tiền vào thùng gỗ, không có ai quản lý, không có bảo vệ, camera, nhân viên tin tưởng tuyệt đối vào sự tự giác của bạn.
Đây không phải là lần đầu tiên quán thực hiện mô hình tự quản này, trước kia dòng thông báo “Hôm nay cả nhà về quê” cũng đã gây xôn xao cộng đồng mạng vì sự đáng yêu tuyệt đối của những bạn trẻ phục vụ tại quán.
Bên cạnh quán của thời thanh xuân là tiệm trà cũng được vận hành theo mô hình tự trải nghiệm, tự đánh giá. Thực đơn không có giá tiền, bạn order món trà, sau đó tự cảm nhận và cho tiền vào thùng theo cảm nhận của mình.
Tự cảm nhận hương vị trà…
Sau đó cho tiền vào thùng dựa theo đánh giá cá nhân
Xung quanh quán được bài trí theo phong cách “thổ cẩm” đặc trưng của vùng núi, kết hợp bày bán các sản phẩm thủ công, tinh dầu, hàng lưu niệm mang phong cách vintage, tinh tế.
Bạn đang nghĩ rằng “Chỉ những nơi yên bình như Đà Lạt mới có thể áp dụng kiểu kinh doanh này”?
Thực ra đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện mô hình kinh doanh tự phục vụ. Không cần đến Đà Lạt, bạn có thể tìm thấy mô hình này ngay tại những nơi phức tạp đông đúc như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Mama Fanbox là hệ thống cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Việt Nam ở Hà Nội do anh Đào Khánh Hiệp (SN 1983) sáng lập, chủ yếu bán sô cô la tươi, kem cùng các loại nước giải khát. Mặc dù đã đóng cửa do bị thu hồi mặt bằng, thế nhưng mô hình này vẫn được anh Hiệp tiếp tục duy trì tại địa chỉ 19 Lê Duẩn (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm).
Ảnh Foody
Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có một cửa hàng kinh doanh tự phục vụ nằm trên đường Mạc Thị Bưởi, quận 1, TP. HCM. Tuy nhiên thay vì tự cho tiền vào thùng như mô hình gốc ở Nhật, bạn sẽ thanh toán qua “Ví tiết tiệm Toro” khi mua hàng tại Toromart.
Ảnh Zing.vn
Chúng ta vẫn thường khâm phục các đức tính của người Nhật, sạch sẽ, kỷ luật, tự trọng, lịch sự,… nhưng tại sao chỉ có thể hâm mộ khi mỗi người trong chúng ta cũng có thể thay đổi dần phong cách sống để khiến môi trường xung quanh văn minh hơn?
Ở Việt Nam cũng có những thùng rác phân loại (hiện nay chỉ phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ), những cửa hàng “bảo quản niềm tin” nói trên, hay các mô hình quán đậm phong cách Nhật Bản cho bạn trải nghiệm không gian tinh tế rất Nhật ngay tại Việt Nam.
Thế nhưng ý thức quyết định tất cả, chúng ta vẫn thường bảo nhau rằng “Việt Nam không bao giờ bằng Nhật Bản được đâu” hay ” Nước người ta thế này, còn nước mình thì…” vân vân và mây mây, thế nhưng bản thân chúng ta đã thay đổi như thế nào kể từ khi được tiếp xúc và hiểu thêm về nền văn minh của nước ngoài.
Có một bài hát của Idol quốc dân AKB48 mang tên “First Rabit” (chú thỏ dẫn đầu). Hãy trở thành người tiên phong, thử những điều mới, làm những điều bạn tin là đúng đắn.
Tất cả những thay đổi lớn đều bắt đầu từ những thay đổi nhỏ !
M.E.O
Hãy cứ là chính mình, “Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật”
Kimono – từ trang phục truyền thống Nhật Bản thành xu hướng mới của phong cách trẻ trung hiện đại
Khía cạnh chân thực của đời sống học đường Nhật Bản được thể hiện như thế nào trong Anime?