Đảo ma Hashima – Quá khứ huy hoàng phản chiếu tương lai tăm tối, nhân chứng thầm lặng của một thời đại lãng quên

Vùng ngoài khơi của Nagasaki có một hòn đảo gọi là Hashima, dài 19km.

Từ năm 1890, hoạt động của người dân trên đảo chủ yếu là khai thác than đá. Đây là địa danh đại diện cho lòng tham vô đáy của con người với cách sống khai thác tài nguyên đến cạn kiệt, không biết đến ngày mai. Nhìn từ bên ngoài, hòn đảo nhân tạo trông hệt như một con tàu chiến.

Ảnh http://www.gunkanjima-tour.jp/gunkanjima/about.html

Đây là hòn đảo ở một góc nhìn khác.

Ảnh https://www.sankei.com/photo/daily/news/160913/dly1609130020-n1.html

Kích thước hòn đảo chỉ có 160m x 480m, thế nhưng do tiềm năng của việc khai thác than, vào thời hoàng kim, nơi đây có đến 5200 người chen chúc nhau để sinh sống.

Để ngần ấy người có thể sống cùng trên hòn đảo chật hẹp, Nhật Bản đã phải sử dụng đến kỹ thuật tân tiến nhất, có thể so sánh với kỹ thuật của ngày nay. Nhìn từ bức ảnh này, bạn có thể đoán ra đây là một căn hộ. Thế nhưng thực tế, đây là khu nhà tập thể được gia công từ bê tông vững chắc đầu tiên tại Nhật Bản.

Ảnh http://tocana.jp/2018/06/post_17262_entry.html

Đươc biết than đá được khai thác từ tầng sâu của biển, để làm được điều đó, Nhật Bản cũng phải sử dụng đến kỹ thuật khai thác tân tiến nhất hiện nay.

Thu nhập của những công nhân mỏ than trên đảo rất cao, họ đều là những người ưu tú với tay nghề xuất sắc.

Chính bởi mật độ dân số ở đây khá cao, rất nhiều vấn đề khác đã phát sinh. Một trong số đó là nhà hỏa thiêu.

Đất cho người ở đã hạn chế, lấy đâu đất để chôn người chết. Do đó xác người chết sẽ được đem đi hỏa thiêu và chuyển đến một hòn đảo khác.

Ngoài ra, nhà thờ cũng là vấn đề lớn tại hòn đảo bé nhỏ này. Tại Nagasaki, cứ 20 người sẽ có 1 người theo Công giáo, thế nhưng trên hòn đảo chiến tranh Hashima lại không hề có nhà thờ nào. Người ta chọn ra nhà của một người có đức tin để đến đó cầu nguyện.

Không có nhà thờ lẫn nhà thố, tuy nhiên ở đây lại có những cơ sở tình dục. Ở đó có một nhà hàng gọi là 表向き (Omotemuki), nhân viên nữ ở đó phục vụ khách hàng nam từ sáng tới tối, tất nhiên không chỉ về nhu cầu ăn uống đơn thuần.

Ảnh http://tocana.jp/2018/06/post_17262_entry_5.html

Các khu buôn bán ở đây cũng rất tấp nập.

Ảnh http://tocana.jp/2018/06/post_17262_entry_5.html

Đến năm 1974, hòn đảo đông đúc này bị cấm cửa, niêm phong và bỏ mặc giữa biển khơi. Ngày nay ở đó chỉ còn những vết tích đổ nát của một thời hoàng kim.

Tại nơi đây, những kỹ thuật hiện đại nhất đã được áp dụng để khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, nơi giao thoa giữa máy móc hiện đại và suy nghĩ cổ hủ, sai lầm của con người, đã bị bỏ mặc như một nhân chứng thầm lặng của một thời tăm tối của nước Nhật sau 84 năm tọa lạc trên đỉnh cao.

May mắn thay, nhờ nỗ lực của những con người ngày nay, hòn đảo lại một lần nữa mở cửa đón du khách (tuy chỉ có 1 phần), không phải vì vẻ đẹp méo mó dị dạng của những tàn tích, mà để chính chúng ta nhìn lại những sai lầm trong quá khứ và không mắc phải nữa.

Quá khứ huy hoàng nhưng lại phản chiếu một tương lai tăm tối, may mắn thay, đã được phát hiện và ngăn cấm trước khi quá trễ. Tuy nhiên việc của chúng ta, những con người của thế hệ mới là không được lảng tránh, không được phép bỏ quên, mà phải nhìn vào những sai lầm trước để tự rút ra bài học cho mình.

Chính vì vậy, nếu đến Nagasaki, nhất định bạn phải ghé qua Hòn đảo ma Hashima này nhé !

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: