Vì sao học sinh làm sai yêu cầu của bài toán, nhưng giáo viên vẫn cho điểm tuyệt đối ?

Giáo dục ở Nhật Bản luôn được đánh giá quá cứng nhắc. Không phải kết luận trên được nói suông đâu, thực tế, đã không ít trường hợp minh chứng cho sự cứng nhắc trong hệ thống giáo dục của quốc gia này. Tham khảo tại đây

Thế nhưng ở đất nước rộng lớn đó, với đông đảo cư dân, và tính cách riêng biệt của mỗi người. Vẫn có thầy cô giáo phá cách trong suy nghĩ, ủng hộ học sinh miễn sao các em hành động đúng. Như một giáo viên tiểu học dưới đây.

Toán học có lẽ là bộ môn dễ đánh giá năng lực học sinh nhất, bởi tính đúng – sai hiển thị lên mỗi bài làm rõ ràng, không đa nghĩa như câu từ trong văn học.

Bài đăng trên của bà mẹ hai con có tên Tomoko Takagawa với tài khoản trên Twitter là @darkmatter_tomo sống ở Utsunomiya, Tochigi Prefecture, cậu con trai út đang học tiểu học ở một trường gần nhà. Bài toán ra cho các em, để phù hợp với tâm lý trẻ, chúng được minh hoạ bằng hình ảnh động vật nhiều màu sắc.

Yêu cầu bài 1 là: Có 4 con vịt đang bơi trong hồ, trên bờ 1 con nữa đang muốn nhập hội, hỏi tổng cộng có bao nhiêu con?

Tương tự như vậy, bài 2 là hai bình cá, một bình có một con, bình 2 có 2 con, người ta đổ chung vào hồ cá, hỏi tổng cộng trong hồ sẽ có bao nhiêu con?

Câu trả lời của cậu bé là: có 6 con vịt và 4 con cá.”

Rõ ràng, so với yêu cầu đề ra của giáo viên thì đáp án của cậu bé là sai. Thế nhưng, giáo viên lại chấp nhận đúng. Đơn giản vì, ở bài một, cậu bé sáng tạo vẽ thêm một hình con vịt nữa cũng muốn nhập hội để có phép tính

“4 + 2 = 6”, bài hai, cậu vẽ vào hồ một chú cá đang bơi lội và phép tính 1 + 3 = 4.

Đó là lý do, dù đáp án không đúng như yêu cầu bài kiểm tra, nhưng phù hợp với hình minh hoạ đã được chỉnh sửa. Và nếu bạn để ý, sẽ thấy ở trên góc phải ảnh của Takagawa, bài kiểm tra của cậu con trai được giáo viên chấm 100 điểm cho sự sáng tạo chính xác.

Bạn vẫn thường nghe đến việc giáo viên Nhật  vốn nghiêm khắc với những câu trả lời của trẻ. Thế nhưng, trong bài đăng, Takagawa viết “tôi cảm thấy giáo viên toán của con trai rất linh hoạt”. Tất nhiên, nhiều người dùng Twitter khác cũng đồng tình với ý kiến của cô, nhận xét tích cực về sự sáng tạo của cậu bé và ca ngợi thái độ cũng như sự hiểu biết của giáo viên.

Bạn thấy đấy, giáo dục không chỉ có truyền đạt kiến thức mà còn phải biết khuyến khích, nhìn nhận sự sáng tạo mới mẻ đúng đắn của trẻ nữa.

Bạn cảm thấy cách xử lý của giáo viên trên như thế nào?

Tham khảo: itmedia

TZ

Tranh cãi về tẩy có in chữ Thi trượt trường tặng cho học sinh trước kỳ thi ở Nhật Bản

Cách hành xử bị lên án gay gắt của giáo viên Nhật khi học sinh không tuân thủ quy định

Bất ngờ: Hơn 180,000 học sinh Nhật bỏ học năm 2016  Bắt nạt không phải là nguyên nhân chính, vậy thì do đâu?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: