Tại sao cũng là người Châu Á, thế nhưng lại có ý kiến rằng người Nhật cuồng “Tây”, kì thị Á?

Có rất nhiều ý kiến thể hiện sự thất vọng về chủ nghĩa アジア軽視 (Asia Keishi) – Sự coi thường người châu Á ở Nhật? Thế nhưng bản thân người Nhật không phải là người châu Á sao? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân xoay quanh vấn đề này nhé.

1. Tư tưởng “Thoát Á” của Fukuzawa Yukichi

Như các bạn đã biết, Fukuzawa Yukichi là tác giả của cuốn “Khuyến học” rất nổi tiếng ở Việt Nam.

Ảnh Ký sự BrSE

Không dừng lại ở đó, tư tưởng “Thoát Á” được đề cập đến trong “Thoát Á Luận” của ông đã ảnh hưởng đến tư tưởng của người Nhật nhiều thế hệ.

“Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”

Theo lý luận xuyên suốt trong bài, Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy “tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây”. Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản.

Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh bằng thực tế. Ở Châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ 19 .

Ảnh 日本経済新聞

Chính vì thế, đây là một trong những nguyên nhân cho tư tưởng “bài Á, nhập Âu” của nhiều người Nhật hiện nay. junfangung_fu (người dùng Twitter) nhận xét “脱亜入欧 – Datsua nyuuou – Thoát Á – Nhập Âu giống như một Slogan từ thời Minh Trị. Khi ấy Nhật Bản theo Chủ nghĩa Đế quốc và thân cận với 5 cường quốc trên thế giới, phát triển đất nước dựa trên tư tưởng gần gũi với quốc gia của người da trắng. Có lẽ vì tồn tại trong thời gian dài mà tư tưởng này đã ngấm sâu vào tinh thần của người Nhật”.

2. Muốn thoát khỏi các tư tưởng chống Nhật

Ảnh 韓流研究室 – FC2

Tư tưởng chống Nhật khá phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ những sai lầm của Nhật trong quá khứ, rất nhiều quốc gia vẫn vin vào đó để bài Nhật. Tất nhiên rất nhiều người Nhật căm ghét tư tưởng này. Cũng có nhiều người từ chối gốc châu Á để có thể thoát khỏi quá khứ đen tối của nước Nhật, dù rằng hành động này nghe có vẻ giống như động thái trốn chạy hơn đối diện trực tiếp.

3. Sự tự phụ của một quốc gia phát triển trong khu vực

Ảnh 翻訳したらこうなった+ – FC2

ginderbeerbear phát biểu “Nhật Bản là quốc gia phát triển trong khi rất nhiều quốc gia khác ở châu Á không thể sánh bằng, vì thế tôi nghĩ thật tiếc cho Nhật khi vẫn nằm trong khối châu Á”, trong khi đó một số khác giữ quan niệm “Nếu so với các nước khác ở Châu Á, họ không phải hơi chậm tiến sao. Dù so về chất lượng cuộc sống, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng là những nước phát triển, thế nhưng nhìn chung về nhiều mặt, tôi vẫn nghĩ rằng Nhật Bản có nền văn mình và kinh tế thịnh vượng hơn nhiều”

Tự hào dân tộc là điều tốt, nhưng đưa ra để làm bằng chứng cho tư tưởng “bài Á” của mình, bạn nghĩ sao?

4. Khái niệm 外国人 (Gaikokujin) – Người nước ngoài chỉ dành cho người phương Tây (Châu Âu và Mỹ)

Những người châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, tuy cũng là người nước ngoài đấy, vẫn phải sử dụng passport để vào Nhật đấy, thế nhưng vẫn không được xem là Gaikokujin.

Ảnh LIVE JAPAN Perfect Guide TOKYO

Với công dân đến từ các quốc gia châu Á, người Nhật sẽ gọi họ theo danh xưng tên nước, ví dụ người Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loan, người Việt Nam,… thế nhưng họ dùng từ Gaikokujin để gom chung những người đến từ phương Tây (bao gồm khối châu Âu và Mỹ). Vì thế trong các cuộc nói chuyện, khi đề cập đến các buổi giao lưu văn hóa với người nước ngoài, người Nhật không bao gồm người châu Á đâu.

Tuy rằng thực tế người Nhật chỉ cảm thấy sự khác biệt với những người có ngoại hình khác họ (vóc người cao to, da trắng, mắt xanh, tóc vàng,…) thế nhưng cách gọi cũng vô tình bỏ qua những người châu Á cũng là người ngoại quốc.

5. Ảnh hưởng từ thời trang, các phương tiện giải trí

Ảnh cakes(ケイクス)

Các nhãn hiệu thời trang có tầm ảnh hưởng lớn tại Nhật đa phần đến từ các quốc gia châu Âu. Nếu để ý, bạn có thể thấy người mẫu nữ xuất hiện trên tạp chí của Nhật đa phần là người lai Âu Mỹ. Phim Hollywood cũng như các Series truyền hình Âu Mỹ ở Nhật cũng rất nổi tiếng, chưa kể đến ảnh hưởng của nền âm nhạc Âu Mỹ tại Nhật. Vì thế trong tư tưởng của nhiều người Nhật, người da trắng rất ngầu.

Tuy vậy điều này thì có liên quan gì đến việc kỳ thị châu Á nhỉ?

6. Nỗi ám ảnh người da trắng

Thế hệ trẻ Nhật Bản hiện nay có vẻ đã bớt dần tư tưởng này, tuy nhiên đã từng có thời người Nhật bị ám ảnh bởi người da trắng, đặc biệt sau thất bại trong chiến tranh. Rất nhiều người Nhật ngưỡng mộ vẻ ngoài của người phương Tây (mũi cao, mắt to).

Rất nhiều du học sinh Nhật kể lại rằng nhiều người Nhật sau khi ra nước ngoài chỉ muốn kết bạn với người phương Tây, và bỏ qua những người bạn châu Á. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những nguyên nhân ở trên thì có phần phiến diện và buồn cười, vì dù gì người Nhật cũng mang trong mình dòng máu châu Á, dù muốn hay không.

Tham khảo https://detail.chiebukuro.yahoo.co.jp

Sachiko

Tại sao nhiều người trẻ châu Á đổ xô đến Trung Quốc, Nhật để du học?

Cuộc chiến giữa hai nền điện ảnh được yêu thích nhất ở Châu Á: Nhật Bản và Hàn quốc

Không phải Trung Quốc, Nhật Bản mới là thiên đường hàng nhái đầu tiên tại châu Á, giờ đây là một cường quốc thế giới

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: